Bích câu kỳ ngộ


Trong cố gắng duy trì nền văn-học của quê nhà, tôi dùng quyển "Bích câu kỳ ngộ" của nhà xuất bản Tân-Việt, 235 Phan thanh Giản, Sài-Gòn. Theo như quyển sách trên, thì Thi-Nham Đinh-Gia-Thuyết đã đính chính những chỗ sai, và chú-thích những chữ khó. Trước nhất tôi chỉ lo đem phần thơ văn vào mạng lưới. Khi có thì giờ tôi sẽ lo phần chú thích những chữ khó như trong tác phẩm "Đại Nam quốc sử diễn ca"

Chú-thích: Hiện nay không biết tác-giả của quyển "Bích câu kỳ-ngộ" là ai.
Truyện này kể một sự tích ở nước ta, tức là việc một người học trò tên Trần-tú-Uyên gặp một nàng tiên ở đất Bích-câu, bởi thế mới đặt tên truyện là "Bích câu kỳ-ngộ" (sự gặp gỡ lạ lùng ở Bích-câu).
Bích-Câu (ngòi biếc) trước thuộc làng Yên-Trạch, tổng Yên-hoà, huyện Thọ-Xương, tỉnh Hà-Nội; nay là phố Cát-Linh. Hiện còn đền thờ Tú-Uyên, bên cạnh nhà Văn-Miếu, là cái di tích của câu chuyện hoang đường này.

Lược truyện: Truyện này gồm 648 câu, có thể chia làm 4 hồi:(Tôi đã đánh máy phần này từ quyển "Việt-Nam thi-văn hợp tuyển" trước khi nhận được quyển "Bích -câu kỳ ngộ"_ quyển này chia làm 6 phần)
I- Tú-Uyên gặp Giáng-Kiều, về ốm tương-tư (1 - 272):
Trần-tú-Uyên, một người học trò nghèo, thường hay đi chơi những nơi thắng-cảnh; một lần đến đất Bích-câu, thấy phong cảnh đẹp, bèn làm nhà ở đấy học. Một hôm, ông đi xem hội làm chay ở chùa Ngọc-Hồ (tức chùa bà Ngô ở phố Sinh-từ Hà-Nội). Chiều đến, sắp về, chợt thấy bay đến trước mặt một bài thơ có ý ghẹo mình. Trông ra cửa Tam-quan, thấy một người con gái rất đẹp. Ông bèn đi theo, đến Quảng-văn-đình (nay là chợ cửa Nam Hà-Nội) thì chợt người ấy biến mất. Từ đấy, Tú-Uyên sinh ra ốm tương-tư.
II- Tú-Uyên kết duyên cùng Giáng-Kiều (273 - 428):
Sau Tú-Uyên đến đền Bạch-mã (nay là phố Hàng Buồm) cầu mộng. Đêm thần bảo ông sáng hôm sau ra đợi ở Cầu Đông (nay ở phố hàng Đường) thì gặp người con gái ấy. Hôm sau ra đợi mãi đến chiều, chỉ gặp một ông lão bán bức tranh một tố nữ giống hệt người đã gặp hôm trước. Ông bèn mua về, treo ở nhà, cứ đến bữa ăn, dọn hai cái bát, hai đôi đũa, mời người trong tranh ăn. Một hôm, ông đi học về, thấy có mâm cơm dọn sẵn, trong bụng sinh nghi. Hôm sau, ông rình ở một chỗ, thấy người trong tranh bước ra, ông vội chạy lại hỏi, thì người ấy nói tên mình là Giáng-Kiều ở trên cung tiên xuống, xin kết duyên cùng ông. Giáng-Kiều làm phép biến chỗ nhà của ông thành nguy nga tráng lệ.
III- Giáng-Kiều giận Tú-Uyên bỏ đi, sau lại trở về nhà (429 - 558):
Tú-Uyên lấy Giáng-Kiều được ba năm, thường cứ rượu chè say sưa, nàng can ngăn, ông không nghe, lại còn đánh đập. Một lần, nàng quá giận, bỏ ông biến đi. Đến lúc tỉnh, ông đi tìm đâu cũng không thấy, chỉ than khóc thương tiếc. Một hôm buồn quá, ông toan tự vận; chợt nàng Giáng-Kiều hiện ra, ông bèn từ tạ, hai bên đoàn tụ như xưa.
IV- Tú-Uyên và Giáng-Kiều lên cõi tiên (559 - 648):
Từ bấy giờ Tú-Uyên đối đãi tử-tế với Giáng-Kiều. Sau sinh được một đứa con trai đặt tên là Chân-Nhi. Nàng Giáng-Kiều bèn khuyên ong nên lên cõi tiên và trao cho bùa tiên cùng thuốc tiên để ông tu luyện. Rồi một hôm sau khi đã dặn dò Chân-Nhi ỏ lại cõi trần. hai vợ chồng cùng cỡi hạc bay lên cõi tiên.
Bốn hồi trên có thể chia ra làm 29 đoạn:

1/ Mở đầu
2/ Cảnh Bích câu
Thơ văn đoạn trên
3/ Trần công tử Tú-Uyên
4/ Nỗi buồn của Tú-Uyên sau khi cha mẹ mất
5/ Tú-Uyên nổi tiếng thi-hào
6/ Tú-Uyên đi xem hội chùa
7/ Tú-Uyên gặp mỹ nhân
8/ Tú-Uyên đối thoại với mỹ-nhân dưới cây đa
Thơ văn đoạn trên
9/ Sự nghi-hoặc của Tú-Uyên sau khi mỹ-nhân biến đi
10/ Tú-Uyên trở về mang bệnh tương-tư
11/ Hà-Sinh đến thăm bạn, Tú-Uyên kể rõ sự tình
12/ Hà-Sinh nhắc lại chuyện Le-Thánh-Tông gặp tiên
Thơ văn đoạn trên
13/ Hà-Sinh khuyên bạn không nên mơ-tưởng hão
14/ Tú-Uyên xem bói thẻ và nằm mộng
15/ Gặp người bán tranh, Tú-Uyên mua về treo
16/ Tú-Uyên với bức tranh tố-nữ
Thơ văn đoạn trên
17/ Tố-nữ trong tranh hiện thành người thực
18/ Tú-Uyên cùng Giáng-Kiều chuyện trò
19/ Giáng-Kiều dùng phép tiên biến hoá
20/ Tú-Uyên cùng Giáng-Kiều kết duyên
Thơ văn đoạn trên
21/ Tú-Uyên say sưa rượu chè, Giáng-Kiều can không được
22/ Giáng-Kiều bị ngược đãi, giận bực bỏ đi
23/ Sau khi tỉnh ra, Tú-Uyên hối hận
24/ Hà-Sinh khuyên-giải Tú-Uyên
Thơ văn đoạn trên
25/ Tú-Uyên toan tự-ải, Giáng-Kiều bỗng hiện về
26/ Sau khi tái-hợp, vợ chồng Tú-Uyên sinh Chân-Nhi
27/ Giáng-Kiều khuyên Tú-Uyên tòng tiên
28/ Giáng-Kiều thuyết về tiên đạo, Tú-Uyên tỉnh ngộ dần
29/ Sau khi trao nhận tiên phù, hai người cùng cỡi hạc lên tiên
Thơ văn đoạn trên
|