Bản chúc thư của một người Việt-Nam

11- Thơ của tôi (1970)

Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ !

(1970)

12- Thơ của tôi (1975)

Bạn cần phải downloadgetfree.gif (888 bytes) mới nghe được
Tơ của tôi không có gì là đẹp
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao
Thơ của tôi không có gì cao
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương
Tơ của tôi kém phần tưởng tượng
Nó thật như tù, như đói, như đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỉ đỏ

(1975)

13- Vì ấu trĩ (1975)

Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối
Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương
Cả nước đã quay về một mối
-Một mối hận thù, một mối đau thương !
Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng tới là tan nát cả !
Lịch sử sang trang, phũ phàng, tai họa
Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà ?
Đau đớn này không chỉ riêng ta

Mà tất cả !
Cả những kẻ đã nằm trong mả
Và những bào thai trong bụng mẹ chót sinh ra
Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha
Đã để chúng sa xuống hầm tai vạ

Lỗi lầm tại ai ? Xét ra tất cả
Mấy ai người đem hết tâm can
Trước quân thù hung hiểm gian ngoan
Biết bao kẻ mơ hồ mong hưởng lạc !
Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tác
Đến bao giờ lấy lại được giang san !
Chế độ này trâu ngựa sống không an
Sài lang đã dựng xong nền thống trị
Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỉ ?
Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn !

(1975)

14- Không có gì quý hơn độc-lập tự-do (1968)

Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó.
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao Lông Lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu, mà túm tóc nó từ xa.
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vội hết thanh niên đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó :
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không nó đánh bằng tay ?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó !
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn !

Đường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Đói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nát nhàu quản lý
Tiếng thớt tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối "khoan hồng chí nhân" của nó
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do không thời hạn đi tù !
Mặt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói mòn nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
tất cả phải thành loa

Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !

Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì qúy hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to !
(1968)

15- Từ vượn lên người (1967)

Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm ?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm !
Tù nhân ở chuồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành cùm, bắn, chém, băm
Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gậm !
Loại vượn này không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói chúng gầy như những cái tăm
Và làm ra của cải quanh năm
Xin mời thế giới tới thăm !
(1967)

| |