Lục súc tranh công

Hiệu-đính các truyện cổ


Các truyện nôm của ta kể ra cũng khá nhiều, nhưng nhiều chuyện nhất là những chuyện cũ, cũng có người không biết, không để ý đến, cũng có người xem truyện Kiều rồi cho hết thảy các truyện cũ là quê mùa, không dáng xem, coi thường không buồn đọc nữa, bởi vậy những truyện ấy hầu như là bỏ rơi vậy.
Chúng tôi xem ra có nhiều truyện cổ, không phải là không có giá trị, văn không phải toàn một vẻ chất-phác như người ta tưởng lầm; nhiều câu nhiều đoạn văn rất hay, ý sâu-xa, nếu bỏ mất đi, thì bao nhiêu những áng văn-chương cổ một ngày một tiêu-diệt mất, thì thật đáng tiếc.
Bởi vậy chúng tôi muốn bảo-tồn lấy những di-sản quí-hóa của tổ-tiên để lại, và sưu-tầm những bản truyên hoặc in, họăc chép bằng chữ nôm, lấy bản cũ nhất làm chuẩn-đích, đem đối-chiếu với các bản khác, so-sánh từng chữ từng câu, đính-chính lại rồi chú-thích rành-mạch, để khỏi sai-lầm. Khi đã hiệu-đính, chú-thích xong, đem ra cùng nhau thảo-luận đính-chính rồi mới ấn-định xuất-bản. Hiện thời chúng tôi đã đính chính xong bốn truyện ngụ-ngôn là :
- truyện Trê cóc,
- truyện Trinh thử,
- truyện Lục súc tranh công, và
- truyện Hoa điểu tranh năng.
Những truyện này do ông Phó-bảng Bùi-Kỷ hiệu-đính và chú-giải, và đem in thành từng tập riêng; như thế các nhà học quốc-văn sau này sẽ có đủ tài-liệu để tra-khảo.
Lệ-Thần Trần-Trọng-Kim

Tôi dùng quyển "Lục súc tranh công" của nhà xuất-bản Tân-Việt (sáng lập năm 1937), tại 235 Phan-thanh-Giản Sai-gòn. Quyển sách này do cụ Ưu-Thiện Bùi-Kỷ hiệu-đính. Đây là bản in lần thứ tư, xong ngày 10, tháng 7, năm 1956; theo giấy phép 784/T.X.B. của bộ thông-tin Nam-Việt.

Tiểu-dẫn

Lục súc là sáu giống gia-súc : trâu, chó, ngựa dê, gà, lợn. Sáu con tranh nhau kể công, cho nên gọi là tranh công. Đầu tiên, trâu tị với chó, chó cãi lại, đến lượt chó tị với ngựa, rồi ngựa với dê, dê với gà, gà với lợn; không con nào chịu con nào. Nhờ có lời giảng-giải của chủ nhà, sáu con lại hiểu nhau và con nào cứ yên phận làm tròn công-việc con ấy.

Cuốn văn này đặt thành lối tuồng, là biến thể của lối song-thất, cộng được 570 câu, đoạn đầu 12 câu là đoạn lung, đoạn thứ nhì đến đoạn11, là những lời tranh-luận của lục súc, đoạn cuối có bốn câu là lời tổng-kết.

Tác-giả chưa rõ là ai, nhưng xét những tiếng dùng trong cuốn văn : ghe(nhiều), lóng(nghe), ben(bì, ví), mè (vừng), bươi (bới) v.v...phần nhiều là tiếng miền trong, thì tác-giả có lẽ là một nhân-vật trong phái cựu học ở vùng Nghệ-Tĩnh trở vào. Còn về giọng và lối văn, thì thuộc về Lê mạt, Nguyễn sơ chi đó, vì từ-lý chải-chuốt, âm-vận du-dương, khác với những thể văn chất-phác ở thời cổ nhiều.
Tác-giả là một nhà học-vấn uyên-bác, dùng nhiều điển cổ để tả rõ cái tình-trạng, cảnh-huống của loài gia-súc, mỗi một con có một khẩu-khí, một địa-vị, thỉnh-thoảng lại thêm vài câu trào-phúng, rất tao-nhã và có nhiều ý-vị.

Nay thử trích ra trong mỗi đoạn mấy câu như sau này :
Xem đại khái như mấy câu trích ra trên đây, lời-lẽ rất đúng, giọng hài-hước cực hay, thì nội-dung cuốn văn có giá trị là chừng nào. Tác giả có ý nói về việc đời, bất cứ lớn hay nhỏ, mỗi người có một chức-vụ, làm trọn được, tức là giúp cho đời, và không nên ganh-tị lẫn nhau. Tuy đó là lý tự-nhiên ai ai cũng hiểu, song sự xao-nhãng chức-vụ của mình lại thường là cái thông-bệnh của loài người, tác-giả muốn lấy cuốn văn này làm một bài châm-biếm thiết-thực và đích-đáng, thật là một văn-gia rất quan-tâm đến thế-đạo nhân-tình vậy,
BÙI-ƯU-THIÊN

|