Nhà sư và nhà triết-học

Lời dịch giả

Đạo Phật đã có thời được xem là quốc-giáo của quê-hương Việt-Nam, với sự cực thịnh ở dưới triều nhà Lý. Qua dòng thời gian những tinh tuý của Phật-giáo bị mai một đi. Ngày nay, đa số người đi đến chùa là để cầu xin đức Phật ban phát cho một ân huệ hơn là tu tập để nhận ra được bản tâm của mình.
Tình cờ tôi được coi tác phẩm "The Monk and the Philosopher" của ông hàn Jean-Francois Revel cùng con của ông ta là Mathieu Ricard, ngày nay đang là một tu-sĩ Phật giáo cùng nhau tranh luận về ý-nghĩa của cuộc đời. Đây là hai người có học-vấn uyên thâm chớ không phải là những con người thông thường. Tôi nảy ra ý định dịch lại quyển sách này ra tiếng Việt mong có thể giúp cho chúng ta hiểu được những tinh-hoa của Phật-giáo.
Sau khi xem quyển sách dịch ở trên bởi John Canti, và được in bởi nhà in Random house, 1999. Tôi cũng đọc thêm bản tiếng Pháp "Le moine et le philosophe" , in bởi nhà in Brussière tháng 3, 1999. Sau khi liên lạc được với tác-giả là Jean-Francois Revel, tôi quyết định dịch từ bản tiếng Pháp. Bản này có nhiều chi tiết hơn bản dịch tiếng Anh.
Sau đây là sơ lược về tiểu-sử của hai tác-giả (trích từ bản tiếng Anh):
Jean-Francois Revel, Hội-viên của viện hàn-lâm Pháp, sinh năm 1924. Ông học và dậy triết, nhưng từ bỏ việc dạy học ở trường đại-học để viết sách. Ông là chủ bút trong nhiều năm của tuần báo chính-trị "L'express". Ông xuất bản nhiều sách trong đó có quyển "Ni Marx ni Jesus (Neither Marx nor Jesus)", và "Comment les Democraties finissent (How Democracies Perish)" được coi là bán chạy và nổi tiếng khắp hoàn cầu.
Mathieu Ricard sống ở tu-viện Shechen tại Népal. Ông sinh năm 1946, và đậu bằng tiến-sĩ về Sinh vật học (biologie) tại viện nghiên-cứu Pasteur ở Ba-Lê (Paris). Năm 1972 ông từ bỏ việc nghiên cứu khoa-học để chuyên chú về việc tu học đạo Phật, mà ông đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Ông đã xuất bản nhiều sách dịch về Phật giáo, và cả quyển "Journey to Enlightenment", quyển sách về những ảnh chụp thầy giáo của ông là Dilgo Khyentsé Rinpotché. Vị này là một trong số những nhà tu hành nổi tiếng trong thời đại của chúng ta và là thầy của đức Đạt-Lai Lat-Ma đương thời. Hiện nay ông thường tháp tùng đức Đạt-Lai Lạt-Ma đi Pháp để làm thông ngôn.
Sau đây là Mục-lục của tác-phẩm:
1/- Lời mở đầu
2/- Từ việc nghiên-cừu khoa-học đến việc tìm-tòi tâm-linh
3/- Tôn-giáo hay triết-học
4/- Con ma trong cái hộp đen
5/- Khoa-học về trí-tuệ?
6/- Ý-niệm siêu-hình phật-giáo
7/- Phật-giáo và Tây-phương
8/- Sắc thái tôn-giáo và sắc-thái thế-tục
9/- Vì đâu có sự thái quá của bạo-lực?
10/- Sự khôn ngoan, khoa-học và chính-trị
11/- Cờ đỏ trên mái nhà của thế-giới
12/- Tác động với thế-giới và tác động với chính bản thân
13/- Phật-giáo: Sự suy-thoái và sự phục hưng
14/- Niềm tin, nghi lễ và sự mê-tín
15/- Phật-giáo và sự chết
16/- Quan niệm con người là chúa tể
17/- Phật-giáo và Phân tâm học
18/- Ảnh-hưởng văn-hóa và truyền-thống tinh-thần
19/- Sự tiến-hòa và sự mới mẻ
20/- Nhà sư hỏi nhà triết-học
21/- Kết luận của nhà triết-học
22/- Kết luận của nhà sư

|