Nhà sư và nhà triết-học

13 - Phật-giáo: Sự suy-thoái và sự phục-hưng

Jean-Francois. - Điều không thể chối cãi là sự phổ-biến của Phật-giáo tại Tây-phương đã được thuận lợi nhờ thảm kịch sảy ra cho Tây-tạng, bởi sự kiện là đức Đạt-Lai-Lạt-Ma đã phải sống lưu vong, và nhiều vị Lạt-ma khác, các tu-sĩ, các người thế-tục đã phải chạy trốn khỏi Tây-tạng và bị dẫn tới việc phải sống chung với các nền văn-hóa khác, trên mọi nơi trên thế-giới và bên ngoài Châu-Á. Dù thế điều ấy không đủ để giải thích cho sự quan tâm hiện nay, nhưng là một yếu tố thuận lợi cho sự tò mò của Châu Âu với Phật-giáo. Tôn-giáo này đã chứng tỏ có một khả năng thích hợp rất cao, vì nó đã bị dồn ép phải sống lưu vong kể từ cuối thế-kỷ thứ XII. Cần phải nhở lại là vào thế-kỷ thứ III trước Thiên-chúa, vào thởi vua A-xà-thế (Ashoka), một thế-kỷ rưỡi sau khi Phật nhập Niết-bàn (vua A-xà-thế cũng là một phật-tử), giáo-lý của đức Phật được tỏa rộng hết Ấn-độ và các nước láng giềng. Phật-giáo và Ấn-độ giáo là hai tôn-giáo chính của Ấn-độ từ thế-kỷ thứ VI trước Thiên-chúa cho tới thế-kỷ thứ XII, và XIII, thời kỳ mà Phật-giáo bị bức bách khi Hồi giáo xâm chiếm xứ này. Việc Hồi-giáo tiến vào Ấn-độ là một sự chấn động cho mọi người, và từ thế-kỷ thứ XII tới thế-kỷ thứ XVIII, một phần của Ấn-độ ở dưới sự thống trị của Hồi-giáo. Ấn-độ giáo dù sao vẫn còn là tôn-giáo chính. Phật-giáo thì bị quét ra. Tại sao?
Mathieu - Về vấn đề lưu lạc, thì chính xác là năm 1960, người ta thấy trên mạn phía nam của rặng Hy-mã-lạp-sơn thuộc Ấn-độ, Bhoutan, và Népal một sự tập trung lạ-thường của các đạo sư có tiếng của Tây-tạng. Họ đã chạy trốn sự xâm lăng của Trung-hoa. Nếu họ ở lại thì người ta phải đi bộ hàng tháng hay bằng ngựa để tới gặp họ, với giả dụ là người ta biết họ ở đâu. Những biến cổ đau buồn này -- xự xâm chiếm của Trung-hoa và việc tị-nạn -- đã giúp cho Tây-phương có dịp gặp gỡ những đạo sư của một truyền thống có từ nghìn năm. Rất nhiều người trong đám người ấy thì già cả, nhiều người không còn sống nữa. Đó cũng là điều làm cho các phim của Arnaud Desjardins có tính cách khác thường.
Tổng quát hơn, Phật-giáo theo dòng lịch-sử không phải di chuyển khốn khổ như thế. Các tu-sĩ Phật giáo thì đa số là các người nay đây mai đó. Chính đức Phật cũng di chuyển không ngừng, và chỉ ở một nơi trong ba tháng để "an cư trong mùa mưa". Trong thời gian này các tăng-sinh sống trong các lều tạm bằng tre và lá, sau đó họ tiếp tục đi du phương. Theo năm tháng có những đệ tử của ngài cúng dường một nơi mà ngài và các đệ-tử có thể trở về để an cư trong ba tháng mùa hè. Những người này bắt đâu xây những nhà bằng vật liệu nặng, mà hình dáng giống như những túp lều bằng tre. Dần dà có một số các tu-sĩ ở cả năm trong trong những "vihara" này -- đó là tên của chúng --, rồi cả một nhóm đông đảo cũng tụ lại một nơi, và đó là sự hình thành những tu-viện đầu tiên. Ban đầu, Phật-giáo chỉ giới hạn ở tỉnh Maghada, bây giờ là Bihar thuộc Ấn-độ. Sau đó nó phát-triển khắp Ấn-độ, cho tới tận Afghanistan. Đã có sự trao đổi với Hy-Lạp, với bằng cớ ở các bản thảo triết-lý dưới hình thức cuộc đối thoại giữa một tu-sĩ Phật-giáo và vua Hy-Lạp tên Ménandre, người cai trị Bactriane vào thế-kỷ thứ II trước Thiên-chúa.
J.F. - Chúng ta nên nói rõ về lịch-sử Hy-lạp cổ đại cho những độc-giả không biết. Thời đại của vua Ménandre kéo dài từ thời kỳ có thành-phố Hy-lạp theo nghĩa nguyên chữ, chấm dứt vào cuối thế-kỷ thứ IV trước Thiên-chúa; và thời đại đế-quốc La-mã vào giữa thế-kỷ thứ nhất trước thời đại chúng ta.
M. - Những sự đi đi lại lại của các đoàn buôn chắc chắn giúp cho sự gặp gỡ giữa Phật-giáo và nền văn-minh Hy-lạp, rất cởi mở với các dòng ý-nghĩ bên ngoài.
J.F. - Và sự chinh-phục của đại đế Alexandre gia tăng thêm các sự tiếp xúc, việc ấy đã gây nên nghệ-thuật có sắc thái Hy lạp-Phật giáo.
M. - Vào thế-kỷ thứ VIII, và nhất là thế-kỷ thứ IX, Phật-giáo giáo được truyền tới Tây-tạng bởi vua Padmasambhava, vị này được mời qua Tây-tạng bởi vua Trisong Détsen. Vị vua này đã có một vị đạo-sư làm thầy, muốn xây cất một tu-viện lớn đầu tiên cho Tây-tạng. Thể theo lời khuyên của vị thầy đạo-sư này, nhà vua mời vua Padmasambhava, một hiền-triết được trọng nể nhất đương thời. Vua Padmasambhava ngày nay được các người Tây-tạng coi như là "đức Phật thứ hai", vì nhờ ông ta mà đạo Phật được lan rộng tới Tây-tạng. Vì thế, vị thầy này đã tới và trông nom việc xây dựng tu-viện Samyé, tu-viện đầu tiên của Tây-tạng. Đó cũng là nơi mà các kinh-điển Phật-giáo bằng tiếng Phạn được dịch ra tiếng Tây-tạng. Tu-viện cũng mời qua Tây-tạng các vị tinh thông Phật pháp lớn ở Ấn-độ, và gởi các người trẻ Tây-tạng qua Ấn-độ để họ học tiếng Phạn. Sau đó một trường đại-học gồm những nhà dịch thuật Tây-tạng, những vị tinh thông Phật-pháp Ấn-độ đã ở tu-viện Samyé trong gần năm mươi năm để dịch ba trăm quyển Các lời chỉ dạy của đức Phật và hai trăm mười ba quyển Chú giải ấn-độ về các Lời dạy của đức Phật.
Trong hai hay ba thế-kỷ tiếp theo, các đạo-sư Tây-tạng qua Ấn-độ, họ ở đó đôi khi mười năm, hai mươi năm, và mang về Tây-tạng những kinh sách đã không được dịch trong đợt đầu. Những ý tưởng như -- tứ diệu đế -- được đặt ra do sự suy nghĩ của các đạo-sư lớn này. Sự nảy nở của Phật-giáo tại Tây-tạng đã tiến triển không ngừng cho tới khi Trung-hoa cộng-sản xâm lăng xứ này.
J.F. - Trong khi ấy thì những gì đã sảy ra ở Ấn-độ?
M. - Tại Ấn-độ, vào cuối thế-kỷ XII và đầu thế-kỷ XIII, sự đàn áp của đạo Bà-la-môn với Phật-giáo đạt tới cao điểm. Đạo Phật khi này đang bị suy thoái, là một mục-tiêu dễ dàng, vì các trường đại-học Phật-giáo thì rất dễ nhận thấy và bị lầm tưởng là lâu đài. Như hai trường ở Nalada và Vikramashila chẳng hạn, có nhiều ngàn tăng sinh sống dưới sự dạy dỗ của các đạo-sư danh tiếng thời ấy. Hai nơi này có những thư-viện vĩ-đại, và phong phú có thể sánh với thư-viện nổi tiếng Alexandrie bên Ai-Cập. Tất cả các tòa nhà bị phá hủy, tất cả kinh sách bị đốt cháy, các tu-sĩ bị giết chết.
J.F. - Có phải vì sự rõ ràng của Phật-giáo với những đại-học, thư-viện, tu-viện mà tôn-giáo này bị quét khỏi Ấn-độ một cách dễ dàng, trong khi Ấn-độ giáo vẫn chống giữ lại được?
M. - Không hẳn như thế. Phật-giáo đã bắt đầu suy thoái tại Ấn-độ, vì những lý do không rõ ràng. Vào thế-kỷ thứ VI, việc làm mới lại những truyền-thống Bà-la-môn giáo và sự tóm thâu một số khái-niệm của Phật-giáo vào Védanta -- một trong những giòng chính về siêu-hình của Ấn-độ giáo -- đã làm suy giảm ảnh hưởng của Phật-giáo, sau khi đã lan truyền khắp Ấn-độ, bị thu gọn lại tại vùng Maghada, bây giờ là Bihar, và vùng bây giờ là Bangladesh. Védanta advaita, nhấn mạnh đến sự không hai, đã thâu tóm những điểm chính yếu của triết-lý Phật-giáo, trong khi vẫn công kích tôn-giáo này ở những điểm khác. Ảnh hưởng này đã lấp một phần cái hố ngăn cách Phật-giáo và Ấn-độ giáo. Hơn nữa, Ấn-độ thì gần như gắn chặt với hệ-thống những tầng lớp xã-hội, mà Phật-giáo thì bác bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, sự quan trọng của những trung-tâm học tập và tu-viện là những mục đích dễ dàng cho các đoàn quân Ba-la-môn, họ lầm tưởng đó là những pháo đài!
J.F. - Có những ý-nghĩ nào của Phật-giáo còn vương vấn trong Ấn-độ-giáo không?
M. - Ta hãy nói là được thâu tóm, hay hội nhập vào, trong khi triết-lý Ấn-độ vẫn đả kích Phật-giáo ở những điểm khác trên bình diện chủ thuyết.
J.F. - Phật-giáo là một thí-dụ hiếm hoi về một tôn-giáo -- ta tạm dùng danh từ tôn-giáo vì sự tiện lợi của tên này -- bị quét sạch khỏi sân-khấu địa-lý mà nó đã được sinh ra, lớn lên, và thịnh hành trong cả hơn nghìn năm. Ta có thể kể thêm một thí-dụ khác: sự bóp chết, tuyệt diệt, làm sạch một phần các tôn-giáo ở nam Mỹ, do cuộc chinh-phục của Tây-ban-nha và Âu-châu nói chung tại vùng này.
M. - Phật-giáo cũng lan về phía nam với Sri Lanka (Tích-lan), rồi về phía đông tới Thái-lan, Diến-điện, Lào ... dưới dạng gọi là Tiểu thừa (Théravada). Nó cũng di chuyển về phương bắc tới Trung-hoa, vào thế-kỷ thứ VI, dưới dạng Đại-thừa, và khi tới Nhật-bản thì thành Phật-giáo Thiền (Zen), đặt trọng tâm nơi việc quan sát các tính chất của ý-thức.
J.F. - Khoảng giữa sau thế-chiến thứ hai, và năm 1970, Phật-giáo Thiền là loại Phật-giáo được biết nhiều nhất, và hợp thời trang nhất tại Tây-phương. Các sinh viên của đại học Berkeley trong những năm 60, trong dịp phản kháng văn minh tây-phương, gần như bị lôi cuốn bởi Phật-giáo Thiền. Vài người còn tìm cách tổng hợp một chủ-thuyết chính-trị với Phật-giáo và đặt tên cho nó là "Thiền Maxít", mà ba không ngần ngại nói không được lâu.
M. - Phật-giáo Thiền thì vẫn phát-triển ở Tây-phương. Nhưng điều đáng chú-ý là ở Tây-tạng, tất cả những khía cạnh, những mực độ của Phật-giáo, điều mà người ta gọi là "tam thừa" vẫn được gìn giữ, và truyền thừa một các trung thực, và cho phép một người đi từng bước một trên con đường tâm linh. Việc thực hành theo môn phái Tiểu-thừa, hay dùng một tên long trọng hơn là Théravada, là "Theo lời của tiền nhân", đặt căn bản trên sự thanh-liêm thế-tục và những quy luật tu-viện về sự quán tưởng rằng thế giới thì không hoàn hảo và sự bận tâm vô vọng về các công việc của một con người. Những sự phân tích như thế sẽ dẫn một người tu tập thoát khỏi những khổ đau và vòng sinh tử luân hồi của "nghiệp".
Phái Tiểu-thừa không thiếu tình thương với các người chung quanh, hay lòng từ bi đối với những người bị đau khổ, nhưng Đại thừa như được thấy ở Tây-tạng, Trung-hoa, Nhật-bản nhấn mạnh đặc biệt trên tình thương và lòng từ bi. Theo tinh thần của Đại thừa thì thật là vô vọng nếu thoát khỏi khổ đau trong khi mọi người khác vẫn còn bị chìm đắm trong đó. Mục đích của con đường này sẽ chủ yếu là thay đổi nội tâm để giúp những người khác. Tại Ấn-độ, và nhất là tại Tây-tạng cũng có một thừa thứ ba nữa gọi là Vajrayana (Đốn ngộ?). Phái này thêm vào hai phái trên một số phương cách tâm-linh giúp cho sự mau chóng đạt tới chứng ngộ Phật tánh, để hiểu rõ về "sự trong suốt nguyên thủy" của mọi sự vật. Nhãn quan như thế thì không hề xa lìa lòng từ bi, nhưng củng cố và làm xâu đậm thêm. Như thế, sự hội tụ của các điều kiện địa-dư và chính-trị đã giúp cho Tây-tạng gồm cả ba thừa trên để thành một con đường tu hành đặc biệt.
J.F. - Như thế Phật-giáo hình như có một khuynh hướng vượt qua mọi quốc gia, điều này có thể giúp cho sự phát triển tại Tây-phương. Nó không dính dáng vào một nền văn-hóa xác định nào, dù theo dòng lịch-sử nó như gắn liền với một số nền văn-hóa. Dù cho Tây-tạng, được coi như một thành trì vừa về địa-dư vừa về tâm-linh, đã gìn giữ những tinh túy của Phật-giáo trong hơn nghìn năm, mà vẫn có những sự lan truyền tới những nền văn-minh khác hẳn như ở Sri-Lanka và Nhật-bản. Như thế Phật-giáo có mang thêm "sắc thái" của quốc-gia nơi nó được thịnh hành không?
M. - Tại Tây-tạng có một tôn-giáo địa phương tên "bon" có mang thêm sắc thái động vật, nhưng cũng có khía cạnh siêu hình phức tạp và hãy còn tồn tại tới ngày nay. Vào thế-kỷ thứ IX, có những cuộc tranh-luận giữa "bon" và Phật-giáo. Một vài phong-tục của "bon" thì được du nhập vào Phật-giáo. Những hiện-tương tương tự cũng sảy ra ở Thái-lan, Nhật-bổn, vân vân..., và chắc sẽ sảy ra tại Tây-phương. Nhưng những điều chính yếu của Phật-giáo thì không thay đổi.
J.F. - Như thế, sự giảng dạy và sự thực hành Phật-giáo có một tính chất phổ quát. Nhưng nhiều tôn-giáo cũng rêu rao có tính phổ quát. Thiên chúa giáo, và đặc biệt là Công-giáo, vì chữ "catholicisme" (công giáo) có gốc Hy-lạp nghĩa là phổ quát. Đó là nguyên nhân khi họ tự nhận có quyền cải đạo những người khác bằng vũ lực. Hồi giáo cũng thế, có khung hướng dùng dao dựa và súng ống. Vì trong các tôn giáo này, để trở thành một tín đồ, phải có lòng tin về một số sự việc. Phật-giáo thì không thế. Khía cạnh phổ quát này, tạm gọi: trải rộng tới những nền văn minh khác mà nó không được sinh ra, không đòi hỏi một sự phục tùng về một lòng tin nơi người mới nhập đạo, cũng không có sự bắt buộc nào.
M. - Đức Phật đã nói: "Đừng nhận những lời dạy của ta vì kính trọng ta; hãy xem xét và khám phá trở lại sự thật". Ngài cũng nói: "Ta đã chỉ ra con đường, bây giờ việc của các con là đi theo con đường ấy". Những lời dạy dỗ của đức Phật thì giống như một quyển sách ghi chép lại những điều cần nhớ, diễn tả lại và cắt nghĩa những sự việc trên con đường chứng ngộ mà ngài đã trải qua. Để trở nên một phật-tử theo đúng nghĩa của chữ, người ta nương nhờ và đức Phật không phải như một vị Thượng-đế, nhưng như một người hướng đạo, hay một biểu tượng của sự giác ngộ. Người ta cũng nương nhờ vào những lời dạy, các kinh sách, không phải như một chân lý, nhưng như một con đường. Người ta cũng nương nhờ vào các đồng đạo cùng đi trên một con đường. Nhưng Phật-giáo không tìm cách mở những cánh cửa bằng vũ lực, cũng không tìm cách cải đạo một ai. Đối với phật giáo điều ấy không có nghĩa.
J.F. - Cũng chính vì việc nó không dùng tới sự cải đạo bằng ép buộc, mà theo nó là không thể quan niệm được; sự thấm nhập của Phật-giáo vào một xã-hội hoàn toàn khác với xã-hội mà nó được sinh ra cần được nghiên cứu, nếu việc ấy tiếp tục thì lại càng cần được cắt nghĩa.
M. - Phật-giáo không có thái độ xâm lăng, nó hoạt động như là một nguồn ánh sáng tâm-linh. Những ai muốn biết về nó phải là người đi bước đầu tiên và khám phá ra nó bằng những kinh nghiệm của chính bản thân. Thật là một điều thích thú khi quan sát cách thức Phật-giáo phát triển ở Tây-tạng và Trung-hoa: các đạo sư đi du phương, và phong thái của họ lôi kéo các đệ tử đến với họ như nhụy hoa lôi kéo các con ong.
J.F. - Trong cuộc đối thoại, ba nhận thấy sự phong phú về việc dùng các ẩn dụ trong Phật-giáo!... Điều đó không làm ba phật ý. Platon cũng dùng rất nhiều để nói về những chuyện thần thoại và các sự so sánh. Ba đồng ý với việc dùng thi văn trong triết học. Nhưng ba không nghĩ là chúng có thể đủ để trả lời cho tất cả các câu hỏi người ta đặt ra.
M. - Về điểm này con lại dùng một hình ảnh nữa, người ta nói các ẩn dụ đó cũng giống như "ngón tay chỉ mặt trăng". Người ta phải nhìn mặt trăng chớ không phải ngón tay. Một hình ảnh thường nói nhiều hơn là một bài giải thích dài dòng.
J.F. - Câu hỏi chính yếu của nền văn-minh tây-phương là hiểu được điểm thiếu sót trong việc dùng tất cả những khả năng tâm linh để cắt nghĩa cho một số nhu cầu, và những câu trả lời của Phật-giáo đáp ứng đúng những điều ấy. Nếu chỉ chú ý đến việc một chủ thuyết có thể được dùng để trả lời cho một số những câu hỏi, cũng có thể là một cái bẫy. Ở Tây-phương, có những con người thuộc một hệ phái mạo nhận nào đó, và đôi khi giết người nữa. Để kết luận, câu hỏi được đặt ra là có thể coi những sự thật và những sự xác nhận của Phật-giáo như là một khoa-học của tâm linh không?
M. - Ồ... mục đích chính của sự điều tra của Phật-giáo là đặc tính của ý thức, thì nó có hơn hai nghìn năm trăm năm về kinh-nghiệm! Đó là sự xác thực. Còn về sự thật, thì nói gì hơn ... Có thể sự thật của nó sẽ có đủ sức mạnh. Con nghĩ rằng chúng được thể hiện qua các sự việc và những con người chống đỡ những thử thách của thời gian, và các tình cảnh, và sự khác biệt của các môn phái chỉ là một bề mặt bị đổ nát ngay khi có cơ hội. Tính chất giả dối của các môn phái dù có lôi kéo được nhiều người đi theo thì cũng đầy rẫy những sự khác biệt bên trong, những điều tai tiếng, đôi khi ghê tởm, như đã xảy ra. Trái lại, sự gia tăng của sự lưu tâm tới Phật-giáo ở Tây-phương thì rất kín đáo. Các "Trung tâm Phật-giáo" là những nơi người ta thường thấy các bạn bè cùng một ước nguyện và muốn cùng nhau góp sức trên con đường tu học, dịch những kinh sách, những khảo luận ra ngôn ngữ tây-phương. Mục-đích của họ là muốn cho người khác biết về một phong tục chính thật và sống động. Các nơi này thường được đón nhận bằng mối thiện cảm của dân chúng địa phương.
J.F. - Ba không hề so sánh một sự khôn ngoan đã có hơn hai nghìn năm như Phật-giáo với những giáo phái, đôi khi quỷ quái, hầu như luôn luôn lừa bịp, và được thiết lập chỉ để lừa bịp người khác. Ba không hề có ý đó! Nhưng ba muốn nêu lên những xung lực của bản tính nơi con người, ba chỉ muốn cảnh giác về việc hội tụ của một nhóm người về một lý thuyết nào đó, mà người xướng ra có một số uy tín nơi các người đi theo, thì có thể là một kẻ tiếm danh. Sự hội tụ này không thể chứng minh rằng lý-thuyết họ đi theo là tốt đẹp. Cần có một sự chứng minh phụ thêm!
M. - Một sự chứng minh như thế chỉ có thể có được sau một thời gian tu tập lâu dài. Người ta thường nói: "Kết quả của sự tu học là sự làm chủ được chính bản thân; kết quả về phương diện thực hành là sự suy giảm của các tình cảm hướng hạ". Sự hội tụ nhất thời của một nhóm người thì không có giá trị gì.
J.F. - Đó chính là điều ba muốn nói! nếu người ta chỉ quan tâm tới sự quan sát đơn thuần những sự kiện, thì điều hiển nhiên là không thể so sánh Phật giáo với các giáo phái khác. Tuy nhiên không nên quên rằng đôi khi các người được coi là thức giả cũng bị đánh lừa. Ba biết có những bác sĩ đã đi theo các hệ phái viển vông trong nhiều năm và uốn mình theo các sự đòi hỏi của giáo phái này! Vì thế không nên hài lòng như là sự thật về một ước nguyện thành thật nơi con người về một giáo chủ nào, có khi chỉ là một kẻ điên. Thật là bất hạnh, con người có khuynh hướng về một ước nguyện về bất cứ cái gì! Vì thế gánh nặng của việc chứng minh ở về phía lo việc dạy dỗ.
M. - Con đường tâm linh đích thực cần phải khắt khe với chính nó và khoan dung với mọi người, ngược lại các hệ phái thường khó khăn với kẻ khác đôi khi trái ngược với chính mình một cách thô bạo về những điều giảng dạy. Chỉ cần một người có đôi chút khả năng quyến rũ là có thể khai thác các con người yếu kém về tinh thần cần hội tụ với nhau, để phục tùng về cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng điểm khác biệt chính yếu là một hệ phái thường được sinh ra do sự khác biệt một số yếu tố, sự rơi rớt của một truyền thống không được đặt căn bản trên một sự truyền thừa chính thống nào và không đặt căn bản trên một nguyên tắc siêu-hình đích thực nào. Vì thế nó không thể dẫn đến một sự thăng tiến tâm linh lâu dài nào, mà chỉ gây nên sự bối rối và sự chán chường.

| |

Chú thích: