Nhà sư và nhà triết-học
1- Lời mở đầu (bởi Jean Francois Revel)

Tại sao cuốn sách này được ra đời? Đâu là động cơ chúng tôi làm? Và nói theo ngôn-ngữ chính-trị thì những ai đã khuyên chúng tôi làm? Nếu tôi viết một mình là vì tiện lợi. Việc phải nói vòng vo sao cho một chủ đề mà hợp với hai người có những động cơ đối nghịch nhau. Những sự đàm luận về trí-tuệ phức tạp chỉ có mục đích làm sáng tỏ từng phần, một thực-tế. Nếu tôi viết như một ông chủ bút thì Mathieu là một đồng tác-giả, và anh ấy đã đọc lại, sửa chữa và bổ túc trong khi đọc.
Không dự liệu trước, vì không muốn lập đi lập lại những điều sẽ được đề cập tới sau, hãy nói về hai sự việc lịch-sử và cá nhân đã làm nảy ra việc viết sách này. Con trai tôi là Mathieu Ricard, sanh năm 1946, sau khi học xong bậc trung-học ở trường Janson-de-Sailly, đã là một sinh viên suất-sắc về môn tế-bào sinh-vật học (biologie moleculaire). Sự việc này đã dẫn đến việc tốt nghiệp tiến-sĩ quốc-gia năm 1972. Chánh chủ khảo của hội-đồng giám-khảo là giáo-sư Francois Jacob, người lãnh giải Nobel về sinh-vật học; mà dưới sự chỉ dẫn của vị này Mathieu đã làm việc trong nhiều năm tại viện Pasteur. Việc Mathieu từ bỏ sự nghiên-cứu khoa-học để qua Á Châu học về Phật giáo Tây-Tạng làm cho tôi và thầy của Mathieu hết sức ngỡ ngàng. Một sự thay đổi toàn diện về cuộc đời, và sẽ dẫn tới nếp sống của một nhà sư.
Về phần tôi, tôi đã sống cuộc đời ở trường đại-học chuyên về văn-chương và triết-học. Tôi đã dạy học nhiều năm về triết, và rời bỏ khuôn-viên đại-học năm 1963 để chuyên tâm về nghề-nghiệp mới của tôi là nhà văn và chủ-bút. Tôi không giảm thiểu phần việc về triết-học của tôi và vẫn có sách mới 1 . Và cũng vì thế, tôi là một người trái với những triết-gia khác vẫn lưu tâm tới những tiến triển của khoa-học. Và rất hài lòng có một người con đeo đuổi việc nghiên-cứu khoa-học tới mức rất cao, nay tôi rất thất vọng khi thấy con mình bỏ hết công trình đã theo đuổi suốt bao năm với nhiều triển vọng. Ngoài ra, quan điểm cá nhân tôi gần như xa lìa tôn-giáo, gần như không tôn-giáo, tôi không khi dễ Phật-giáo, vì đạo này đã được một số triết-gia khó tính ở Âu-châu coi trọng.
Cũng vì điều này, mà khi được tin "động trời" của của Mathieu, tôi không trở nên xa cách hay lạnh nhạt với con mình. Tôi cung cấp chi tiết này để đánh tan những lời đồn đãi về hai chúng tôi vào năm 1996. Trong những dịp như báo chí và các đài truyền hình có những bài, hoặc buổi chiếu đặc biệt về Phật-giáo và về Mathieu, chẳng hạn như buổi lễ ra mắt một cuốn sách về đạo-sư của Mathieu là Dilgo Khyentsé 2 hay là cuộc viếng thăm Pháp của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma mà Mathieu tháp tùng. Những lúc ấy các cơ quan truyền thông không ngớt nói là chúng tôi không gặp nhau trong cả 20 năm, và việc thực hiện cuốn sách này là để đánh dấu việc chúng tôi chịu làm việc chung -- để khỏi nói là chúng tôi đã hoà thuận. Đó là sản phẩm của sự tưởng-tượng chớ không phải tin tức. Chúng tôi không ngớt gặp nhau khi mà phí tổn về việc di chuyển xa xôi cho phép. Chúng tôi đã gặp nhau ngay từ năm 1973 ở Darjeeling, Ấn-Độ, khi Mathieu đang ở gần đạo-sư , sau đó là ở Bhoutan, rồi Népal, ...Chỉ có những mây mù về mùa mưa châu Á cản trở chúng tôi mà thôi. Thời gian sau, Mathieu có dịp trở lại Tây-phương khá thường xuyên, dự phần vào việc truyền bá Phật-giáo ở châu Âu. Chức vụ chính của Mathieu là tháp-tùng và thông dịch; công việc này càng gia tăng khi Đức Đạt-Lai Lạt-ma được trao giả Nobel về Hoà-bình.
Sự phổ biến của Phật-giáo ở châu Âu là một điều không được tiên liệu, điều này làm nảy sinh ra ý niệm làm một cuộc trao đổi về "Phật giáo và Tây-phương". Đó là tựa đề chúng tôi định đặt cho cuộc đàm thoại của chúng tôi cho tới khi chủ bút, Nicole Lattès, tìm được một tên hay hơn rất nhiều: "Nhà sư và nhà Triết-học".
Đạo Phật là gì? Đó là câu hỏi mà Mathieu phải trả lời. Tại sao Phật-giáo bây giờ có nhiều tín-đồ ở châu Âu, và gây nên sự tò mò cho nhiều người ở đây? Phần của tôi là đặt ra những giả-thuyết để cắt nghĩa cho sự bành trướng về tinh-thần này. Phải chăng tôn-giáo này sẽ là một nối tiếp của sự tiến-hóa đầy thất vọng gần đây của tôn-giáo, triết-học, và cả hệ-thống chính-trị của Tây-phương nữa? Hơn nữa cuộc đàm luận của chúng tôi không phải là giữa một triết-gia Tây-phương và một hiền triết Đông-phương, nhưng là giữa một triết-gia Tây-phương và một nhà sư Tây-phương được đào tạo ở Đông phương; mà người này khời đầu là một nhà khoa-học có đầy đủ sự hiểu biết để đối đầu với hai nền văn-minh ở mức độ cao nhất. Bằng cớ là Mathieu đã tự thay đổi vị trí, và tâm lực để học ngôn ngữ, và truyền thống Tây-Tạng để rồi có thể nhuận sắc và phiên dịch những bộ kinh bí-truyền căn-bản , cổ cũng như kim, của Phật-giáo Tây-Tạng.
Đây chỉ nói về những kinh điển còn sót lại. Vì không ai là không biết, quân-đội cộng-sản Trung-Hoa đã phá hủy hoàn toàn trên sáu nghìn thư-viện và những chùa chiền chứa những thư-viện này. Những sự giết chóc và tàn-phá này sảy ra khi Trung-Hoa xâm-lăng Tây-Tạng vào năm 1950, và sát nhập vào Trung-Hoa năm 1951. Sự tàn sát này gia tăng khi nhân dânTây-Tạng nổi dậy năm 1959 và bị đè bẹp; và sau đó nhân cuộc cách mạng văn-hoá. Chính vào năm 1959 mà đức Đạt-Lai Lạt-Ma và hơn trăm ngàn người Tây-Tạng phải rời bỏ quê hương của họ để tị nạn tại Ấn-Độ, hay những vương quốc trên rặng Hy-mã-lạp-sơn trước khi tụ tập thành những nhóm ở khắp địa-cầu. Những người cộng-sản không chấp nhận những ý-thức hệ khác với họ, và không chấp nhận tự-do về trí-tuệ, tâm-linh, hay nghệ-thuật. Họ theo đuổi không mỏi mệt việc cướp bóc trắng trợn những tài nguyên, văn-minh, và cả ngôn-ngữ của Tây-Tạng. Chính-sách diệt chủng Tây-Tạng của các nhà cầm quyền Trung-Hoa không hề giảm thiểu ngay cả trong những thập niên 80 của những người kế vị Mao qua chiêu bài "cởi trói". Chúng ta cần phải nhớ một điều là: Kể từ thập niên 80, luôn luôn có những sự tra tấn, hay hành quyết đó đây, tuy rằng những việc này không sảy ra ở một cường độ như những thập niên 60, hay đầu 70, mà một triệu người Tây-Tạng (1/5 dân số), đã bị tiêu-diệt.
Dầu vậy, sự tàn phá về văn-minh Tây-Tạng vẫn tiếp tục. Sự "cởi trói" chỉ sảy ra trong lãnh vực kinh-tế bởi những người cầm quyền thực-tiễn, và lo lắng về sự cải thiện đời sống vật chất. Ngoài lãnh vực này, không có tự-do tại Trung-Hoa, ngay cả đới với người Tàu. Những người kế vị Mao, thi hành chính sắch thời Staline về các thuộc-địa đối với Tây-Tạng; đó là việc di dân gốc Tàu tới để sau đó những người này trở nên đa số so với dân bản xứ.
Không thể chối bỏ việc những sự tuẫn-đạo của những người Tây-Tạng đã làm gia tăng sự quan tâm của tôi về Phật-giáo. Ngoài lý do tình cảm đó, còn một lý do khác rõ ràng hơn, đó là việc con tôi đã lựa chọn tôn-giáo này. Tôi muốn biết những lý do của sự lựa chọn và những hậu quả của nó.
Còn về phần chính-trị của Trung-Hoa, dựa và những tin tức Mathieu cung cấp cho tôi, tôi đã trình bầy trên rất nhiều trang giấy một cách tỉ-mỉ về chính-sách diệt chủng trong gần 30 năm của Trung-Hoa trong tác phẩm "Comment les democraties finnisent" (How Democracies Perish: Làm sao các thể chế dân-chủ bị chấm dứt)3 vào năm 1983; vậy mà không tạo được sự cảm động của thế-giới, hay làm cho loài người biết về việc này. Quốc gia nhỏ bé, và ở vị trí cô-lập này với một dân tộc hiếu hòa, theo một tôn-giáo (không có người vừa mới cải đạo) có từ rất lâu, không hề là một mối đe dọa cho nước láng-giềng khổng-lồ lại bị làm mục tiêu cho sự hủy diệt hoàn toàn bởi một chế-độ cộng-sản kiểu Staline-Mao-trạch-Đông. Sự việc này theo tôi là biểu-trưng của thế-kỷ này bị xuyên thủng từ đầu này đến đầu kia bởi một kiểu lý-luận độc-đoán.
Mặc dầu những tin tức về Tây-Tạng khó kiếm thấy từ rất lâu, nhưng không phải là không có. Ngay từ năm 1959, Claude Lanzmann, người mà sau này thực hiện phim "Shoah" rất giá trị trong thời đại của chúng ta, đã viết trong tạp chí "ELLE", dành cho phụ-nữ thuộc loại có giá-trị, một bài dài với tựa đề "Cuộc đời bí mật của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma" 4, ngay năm ấy đức Lạt-Ma đã phải chọn cuộc sống lưu vong để khỏi bị đày vào cảnh nô-lệ, hoặc bị giết chết. Vấn đề Tây-Tạng đã bị chìm vào quên lãng trong suốt 15, 20 năm bởi sự tự kiểm duyệt của một người tây-phương đã coi Mao-trạch-Đông là thần tượng và không muốn chú tâm tới bất cứ sự chỉ-trích nào về Trung-Hoa cộng-sản.
Sự đề cập đến những tội trạng man-rợ của Cộng-sản Trung-Hoa không làm chúng tôi quên mục đích về sự đàm luận của chúng tôi "Nhà sư và nhà triết-học". Sự có mặt lâu dài của đức Đạt-Lai Lạt-Ma và những vị Lạt-ma khác, những nhà lãnh-đạo tinh thần của Phật-giáo Tây-Tạng, làm gia tăng sự phổ-biến Phật-giáo tại Tây-phương, vì giúp cho những người Âu-châu, không bị trở ngại về địa-dư, có được sự chỉ dẫn trung-thực. Sự chỉ dẫn không bằng sách vở, một cách gián-tiếp và lý-thuyết, nhưng là sự chỉ dẫn sống động, trực-tiếp từ những người có khả năng thượng thừa. Những sự thử thách tạo ra bởi cộng-sản Trung-Hoa có tác dụng làm nổi bật khả năng chính-trị của đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Ông ta chỉ đưa ra những đề nghị thực-tế, ôn-hòa và bất bạo động nhằm chấm dứt ách nô-lệ cho dân của ông. Thêm nữa, những đề nghị ấy đều hướng về sự dân-chủ hoá Tây-Tạng, điều đó chắc chắn làm Tây-phương hài lòng, nếu không thì cũng làm vừa ý những người đang chiếm đóng Tây-Tạng. Ông ta đã uyễn chuyển với một sự tế-nhị cười nụ trong thế-giới của những nhà lãnh-đạo dân-chủ Tây-phương, trong khi để cho họ thấy rõ sư sợ hãi hèn-hạ của họ trước những nhà cầm quyền khó tính Trung-Hoa.
Theo như ý-niệm xưa cũ, được chấp nhận của Tây-phương thì đạo Phật được hình dung là một hiền triết của yếm-thế, của bất bạo động, của "Niết-bàn", được định nghĩa như là một sự hướng nội, xa lìa thành-thị, xã-hội. Ngày nay mọi người thấy rõ không phải thế. Phật-giáo cũng có cả khía cạnh nhân-bản, xã-hội, và chính-trị.
Đó là một tóm lược sơ sài về những hoàn-cảnh và động-cơ đưa tôi và Mathieu tới quyết định làm một cuộc trao đổi những thắc mắc, những sự tò mò của nhau hầu có thể làm sáng tỏ quan điểm, lập trường của nhau mà không làm lấp đi sự dị biệt giữa chúng tôi. Đó là sự việc tại sao, và làm sao sảy ra cuộc đàm-luận tại một nơi vắng vẻ của một ngọn núi nhìn xuống Katmandou vào tháng 5, năm 1996, ỡ Hatiban, thuộc xứ Nepal.

| |

Chú thích: