Truyện trê cóc


Tôi dùng quyển "Truyện trê cóc" của nhà xuất-bản Tân-Việt (sáng lập năm 1937), tại 235 Phan thanh Giản Sài-gòn (quyển này in theo giấy phép số 126/T.X.B. của bộ Thông-Tin Nam-Phần năm 1954). Hiện nay chưa biết ai là tác giả. Sách được Ưu-thiên Bùi-Kỷ hiệu-đính.

1- Sự tích trong truyện trê cóc


Con cóc đẻ trứng xuống ao, khi nở ra nòng-nọc, cá Trê trông thấy giống mình, đem cả đàn về, nhận làm con. Được ít lâu, cóc ra bờ ao thăm con, tìm mãi không thấy, nhảy xuống ao để dò la tin-tức.Trê thấy động nước, lội ra đuổi cóc đi, lại mắng-nhiếc thậm tệ. Cóc cũng mắng trả lời lại, rồi về bàn với chồng, tìm cách dể lấy lại đàn con. Chồng bàn phát đơn kiện Trê, trong đơn viện cả Chép, Mè, Măng , Trắm và các loại thủy-tộc khác ra làm chứng. Quan phát trát bắt trê và đòi chứng tá đến hầu kiện. Khi đến công-đường, Trê chối không hề bắt con của cóc và các chứng-tá đều khai là không biết. Quan lúc bấy giờ cũng khó xử, vì cóc ở trên cạn, Trê ở dưới nước, sao Trê lại bắt được con của cóc. Song nếu cóc không mất con, sao lại thưa Trê, bèn giam Trê lại để tra xét. Ta còn lạ gì câu: "Nhất nhật tại tù". Trê đã bị giam, tất là bị lại-dịch hành hạ, cực-khổ kể sao cho xiết. Trê bèn cho vợ đi tìm thầy-thợ để gỡ tội. Vợ tìm đến Triều-đẩu, vẫn nổi tiếng là biết nhiều lý-luật. Triều-đẩu cho thủ-hạ là Ngạnh đi thay. Ngạnh lên nha, tìm thông Chiên làm tay trong, rồi khất quan cho về khán-nghiệm. Khi các nha-lại về tận nơi, thấy đàn nòng-nọc hình-dáng giống cá Trê, bèn làm biên-bản, lấy cả lân-bang làm chứng, rồi đem về trình quan, Quan xem biên-bản, theo lời biện-bạch của nha lại, có đủ bằng cớ, tất-nhiên phải cho cóc là vu-khống, bèn tha Trê ra, bắt cóc giam lại.Lúc này đến lượt cóc bị hành-hạ cũng như Trê lần trước, song có lẽ khổ hơn Trê nhiều, vì không những bị tù, lại còn bị mất cả một đàn con nữa. Vợ cóc lại phải đi tìm thầy-thợ để gỡ tội cho chồng. Tìm đến Chẫu-chuột, Ễnh-ương, rồi đến Ếch. Ếch mách cho cóc biết Nhái-bén là tay thầy-kiện rất giỏi. Khi Cóc tìm đến Nhái-bén, Nhái-bén bảo Cóc rằng: "Theo lẽ tự-nhiên của tạo-hóa, con giống nào lại hoàn là giống ấy, nhưng bây giờ đàn con còn ở dưới nước, thì kiện làm gì vội, đợi bao giờ nòng-nọc đứt đuôi lên cạn, bấy giờ sẽ hay". Vợ Cóc nghe lời, về đợi ít lâu, quả-nhiên như lời Nhái-bén nói. Cóc bèn đưa cả đàn con đến trình quan và làm đơn kiện lại Trê. Quan lúc ấy mới biết Cóc là oan, bèn lấy lời lẽ ôn-tồn để an-ủi vợ chồng Cóc và khép Trê vào tội phát-lưu. Cóc về nhà ăn mừng.

2- Cách kết cấu trong truyện


Cuốn truyện có thể chia ra làm ba hồi.
Hồi thứ nhất : Cóc kiện Trê, Trê bị bắt lên quan và bị hậu giam.
Hồi thứ nhì : Trê tìm được cá Ngạnh làm thầy, lên xin quan cho về khán-nghiệm, rồi vì lời trong biên-bản, các nha lại cho nòng-nọc giống Trê, chứ không giống cóc, Cóc bị hậu giam.
Hồi thứ ba : Cóc tìm được Nhái-bén làm thầy ;đợi khi nòng-nọc đứt đuôi lên cạn, Cóc phát đơn kiện lại Trê. Trê bị tội, Cóc được tha về nhà ăn mừng. Cả cuốn đặt theo lối lục-bát, cộng là 396 câu.

3- Văn pháp


a) Cách gieo vần.- Cách gieo vần chia làm hai lối : Vần chính và vần thông. Gần đây văn-gia khi làm vận văn rất chú-trọng về vần chính, hơi sai một tí là cho là xuất vận, nhưng đời xưa hình như không để ý về phần ấy, dùng vần cốt tìm những tiếng có thanh-âm hơi gần nhau mà thôi. Ta có thể nhận thấy ở trong những cuốn văn cũ như Hoàng-trừ, Phạm-công, Phương-hoa, Thạch-sinh, cách dùng vần rất sơ-lược.
Nay xét trong cuốn Trê Cóc như những câu:
tăm: Bọt bèo lầm nước tối tăm,
lên: Động tin Trê mới nổi lên hỏi-dò,
bờ: Lắng ra thấy Cóc bên bờ,
hô: Trê liền quát mắng tri hô vang rầm.
tham: Trê kia đã có lòng tham,
đơn: Được thua quyết kiện một đơn xem mà.
Vậy thiết-tưởng cách gieo vần ở đây là thuộc về lối cổ vận văn.
b) Cách dùng chữ.- Trong cuốn văn có dùng một số ít chữ nho, nhưng toàn là những chữ thông-thường ở chốn dân-gian, mà nhất là những tiếng tố-tụng, như minh-tra, cứu-vấn, bản-nha, phát-sai, bàng-tiếp, dẫn-thôi, quan-pháp như lôi, đoạt nhân thủ tử, hoả-quang kiến-diện v. v. đó là một cuốn văn đặc-biệt dùng được gần hết những tiếng việc quan mà ai ai cũng đều biết nghĩa. Những thứ tiếng này nguyên là chữ nho, thâu-thập vào kho văn-liệu tiếng nôm từ bao giờ, tôi chắc khó lòng tra-cứu cho rõ được.
Nay ta nhận thấy ở trong quốc-âm ta có nhiều thứ danh-từ thuộc về luân-lý, triết-học, văn-chương, hầu hết dùng bằng chữ nho chẳng riêng gì một thứ tiếng tố-tụng. Song tôi nghĩ rằng dân-tộc nào đã hơi có đủ những tiếng nhật-dụng thông-thường ở trong nước, mà còn phải dùng đến tiếng nước ngoài, trước nhất tất là vì sự cần-thiết trong việc giao-thiệp hoặc là vì việc quan, hoặc là vì việc buôn-bán, rồi dần dần tùy theo trình-độ của sự học về thứ tiếng ấy ở trong bản-quốc, nếu mỗi ngày một cao, thì sự thâu-thái về thứ tiếng ngoại-quốc ấy cũng mỗi ngày một nhiều. Nước ta ở trong hồi Bắc-thuộc, sự tiếp-xúc trước nhất và cần nhất đối với người Tàu, tất là sự khai-trình bẩm-báo trong việc quan, vậy nên những thứ tiếng thuộc về án-từ luật-lệ, ta bắt-buộc phải dùng chữ nho, tôi cho đó là thuộc về thời-kỳ thứ nhất, ta mới bắt đầu dùng Hán-tự vào trong quốc-âm, rồi về sau Hán-học ở nước ta dần dần thịnh lên, thì Hán-tự nhập vào trong quốc-âm cũng dần dần thêm lên, như những tiếng luân-lý, triết-lý, văn-chương càng ngày càng ở ngoài đem đến, làm cho kho từ-liệu của ta phong-phú mãi ra.
Nay ta thử theo thứ-tự xét từ Nguyễn Trãi gia-huấn đến Hồng-đức văn-tập, Bạch-văn-am văn- tập rồi đến truyện Hoa-tiên, truyện Kim Vân Kiều, ta nhận thấy con đường phát-triển của thứ tiếng Hán Việt hình như đi lên từng cung một; nghĩa là luân-lý, triết-lý, văn-chương, cứ theo một thứ-tự rõ-ràng; đó là một luận-đề có thể giúp cho sự khảo-cứu về Việt-văn lịch-sử, nhất là về những cuốn văn vô danh. Tôi không dám chắc chỗ sở-kiến đã là đúng, cho nên muốn đem ra để chất-chính cùng các bậc đại-phương vậy.
c) Cách đặt câu.- Xét về phần hình-thức thì trong cuốn văn này chữ thứ nhì câu lục có mấy chỗ dùng tiếng trắc như những câu :
Lối này là một lối văn cũ, cũng như ở trong Trinh thử, tôi đã có nói rõ.
Xét về phần văn-lý, thì thật là thuần-phác và trang nhã. Nay xin trích ra mấy đoạn sau này:
Đoạn Trê mắng Cóc :
Đoạn Cóc mắng lại :
Thật là tỏ rõ cái khẩu-khí khoe-khoang của bọn hợm thân thế.
Đoạn lệ-dịch phát sai :
Thật là tả rõ cái giọng hống-hách mè-nheo của bọn công-sai.
Đoạn Triều-đẩu bảo Trê :
Thật là tả rõ cái giọng hách-dịch của bọn cường-hào.
Đoạn nha-lại khán-nghiệm :
Thật là tả rõ sự hàm-hồ khai-báo rất khôn-khéo ở trong việc quan.
Đoạn Ếch bảo Cóc :
Xét ra giọng văn lẫn giọng trào-hước, uyển-chuyển minh-bạch, thấu-lý, nhập-tình, có đủ cả phần văn và phần chất, nhưng phần chất nhiều hơn phần văn, có thể coi là một áng cổ văn có giá-trị cũng như cuốn Trinh thử ở cuối đời Trần vậy.

4- Tâm-lý trong truyện


Cuốn văn này đến nay vẫn liệt vào trong những cuốn văn vô danh, vì chưa tìm được tên của tác-giả. Cụ Bùi Tôn-am (Huy-bích) có bàn về cuốn văn này, cho là do một vị gia-khách ở nhà đức Liễu-dương đời Trần mà ra, ám-chỉ vào việc vua Thái-tông cướp chị dâu trong khi có mang, lấy đứa con anh còn ở trong bụng mẹ làm con mình. Cụ lấy bốn chữ "đoạt nhân thủ tử" làm định án. Nếu như thuyết trên này mà xét ở trong cuốn văn, thì ta thấy có nhiều chỗ ám-hợp, vì Trê tuy nuôi nòng-nọc nhưng nòng-nọc bao giờ cũng vẫn là con của cóc. Cho nên trong truyện có những câu này :
Lời Nhái-bén bảo Cóc :
Lời kết-luận ở cuối :
Thuyết trên này không phải là không có sở-kiến . Song ý tôi muốn hãy để thuyết ấy làm một điều khuyết-nghi, sau này nếu có đủ tài liệu, ta sẽ bàn lại.
Nay tôi chỉ xin xét về những chỗ ngụ-ý ở trong cuốn văn mà phân-giải một cách sơ-lược như sau này :
Cả cuốn văn lấy Cóc làm vai chính, Trê làm vai phó, rồi đem bọn Mè, Nheo, Trắm, Chép, Ếch, Chẫu, Ễnh-ương v. v...mở ra một rạp hí-trường. Tấn tuồng là tấn đi kiện, trong có một nha môn, có thông Chiên, đề Tôm, lại có những tay thầy cung, thày cò, sành nghề : Triều-đẩu, Lý Ngạnh, Nhái-bén. Cái kiện lại rất là khó xử, bên nguyên mất con ở trên cạn, bên bị cướp con lại ở dưới nước, làm cho quan khó lòng tra-cứu. Quan xét đơn Cóc, cũng phải cho là "huyền " và các nha-lại đến khi thấy nòng-nọc hóa ra Cóc, cũng phải than rằng: "Chẳng qua con tạo đảo-điên, Sinh sinh hóa hóa hiện truyền chi đây." Trong tấn tuồng tả hết vẻ hài-hước nhất là gặp những chỗ nha-lại nhũng-nhiễu, lại tả ra một cách bán ẩn, bán hiện, thật là tài-tình, làm cho ta nhớ đến câu " Có tiền việc ấy mà xong nhỉ " của cụ Yên-đổ, mà tránh sao được những nỗi ngậm-ngùi. Song ở trong cuốn này có một lẽ làm cho lòng ta được phấn-khởi đôi chút, là Trê tuy mất tiền mà việc ấy vẫn không xong. Nhân thế, tôi nhận thấy cuốn văn này muốn ngụ ý về ba điều như sau đây :
Tác-giả muốn mượn một tập văn ngụ-ngôn, đem ba điều này để cảnh-tỉnh những bậc học-thức trong nước, bình-nhật nên lưu-tâm đến dân-tình lợi bệnh, Đến khi có quyền-bính trong tay, nên hết lòng giúp nước, cốt làm thế nào cho lại trị dân an . Đó là cái tinh-thần chân-chính trong nền cổ học, hàm-súc ở cuốn văn này biết bao nhiêu là ý-tứ, ta không nên cho là một truyện mua vui, mà sao-nhãng không thể nhận kỹ vậy.
Truyện Trê Cóc còn nhiều bản bằng chữ nôm, bằng chữ quốc-ngữ.Nhưng khốn nỗi, bản nôm tuy hình như là một tái-bản của bản in từ đời Tự-đức, nhưng có một vài chữ vì hình gần nhau nên thợ khắc lầm . Các bản in bằng quốc-ngữ, thì toàn là của các nhà buôn xuất-bản để trục lợi, sai-lầm lẫn-lộn, có khi lầm cả câu, sai hàng đoạn, đối với nguyên-văn không còn có một giá-trị gì.. Vì những lẽ ấy, nên chúng tôi không thể lấy một bản in nào làm bản đúng, hễ có câu nào,chữ nào không giống các bản khác thì phải đối hiệu mà chua rõ-ràng .Bài văn in đây là bài chúng tôi chép theo bản nôm . Chúng tôi lấy đấy làm gốc, rồi xem các bản chữ nôm và quốc ngữ khác, hễ có chỗ nào khác thì chua ở cuối trang :" có bản chép ",v.v...

BUI ƯU-THIEN