Thái-thạch: tên một ghềnh đá (vòm câu) dưới núi Ngưu-chử thuộc tỉnh An-huy bên Tàu . Tương tuyền Lý Bạch biệt-hiệu trích-tiên một bậc thi tài đời Đường, có tính phóng-khoáng hay rượu. Một buổi ngồi trên ghềnh đá Thái-thạch, uống rượu say quá, thấy bóng trăng in đáy nước, liền nhảy xuống ôm lấy mặt trăng thành ra chết đuối.
Cạn chung Lý-Bạch: chung : cái hũ. Chung Lý Bạch-hũ rượu của Lý Bạch.
Lưu-Linh: một người nghiện rượu đời Tấn.
Dây đồng: đây là giải đồng tâm.
nước đổ bốc đầy: câu này do chữ phúc thủy nan thu.
vợ chồng Ngâu: do tích Ngưu Lang Chức Nữ. Sau khi lấy chồng Chức Nữ trễ biếng công việc dệt cửi. Ngọc Hoàng cả giận, bắt phải xa nhau mỗi người ở một bên sông Ngân-hà. Ngưu Lang ở bên Tây, Chức Nữ ở bên Đông, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần, tức mồng 7 tháng 7, có đàn quạ đội cầu qua sông cho vợ chồng Ngưu Nữ hội kiến, khi đó đôi bên than khóc thành những giọt mưa tầm-tã, thương gọi là mưa ngâu. Đó là theo tục truyền.
Non thần: đã chú-thích ở trong tích Sở Tương-vương gặp thần-nữ.
hàng Đường,:tức chỗ Cầu Đông nơi gặp người bán tranh.
Tô-khê,:tức sông Tô-lịch.
trâu về đồng không.:câu này tả cảnh buổi chiều, chim về tổ, trâu về chuồng, đồng ruộng vắng-vẻ. Có bản chú-thích là do tích Châu về hợp phố thì ép quá.