đài xuân: là nơi cha ở.
tiệc cao: tiệc có nhiều cao lương mỹ-vị.
Đại khoa: là thi đỗ.
tiểu khoa: là cưới vợ.
thiếp-canh: tờ thiếp ghi tên tuổi của việc hôn-nhân.
cung nguyệt: là cung bậc của đàn nguyệt-đàn hình tròn như mặt nguyệt nên gọi là nguyệt.
Ngọc Hoàn: tức là Dương ngọc Hoàn hay Dương quí Phi vợ vua Đường Minh Hoàng. Đây vì Giao Tiên cũng họ Dương nên dùng điển ấy.
Ác vàng: là con quạ vàng do chữ kim-ô tức là mặt trời.
Rượu đua cuộc thánh thơ bồi câu tiên: Rượu thánh thơ tiên là rượu ngon thơ hay,
bẻ liễu: sách Tam-phụ Hoàn-đồ chép : nơi Bá-kiều (cầu ở gần kinh-đô Tràng-an) người đưa nhau đến đó bẻ liễu tặng nhau làm roi ngựa. cho nên sau dùng chữ chiết-liễu (bẻ liễu) là chỉ sự tiễn-biệt,
[Back to the top]
Gửi mai: do chữ ký mai ở truyện Lục Khải bẻ cành mai gửi thế phong thư,
rèm tương: rèm bằng tre đồo-mồi.
lở đỉnh lấp giòng: nghĩa bóng : phá hoại sự thề non hẹn bể.
gối chiếc, chăn mong: nghĩa là không có lứa đôi, phải dùng cái gối lẻ chăn đơn
xuân khóa: là khóa vườn xuân. Nghĩa bóng giữ-gìn nết-na,
ngấn ngọc: Ngọc do chữ ngọc lệ : nước mắt như ngọc. Ngấn nọc : là hoen-ố nước mắt của một gái đẹp.
bèo nước: do chữ Bình-thuỷ. Ví sự lưu-lạc của người như mặt nước cánh bèo, trôi-nổi không định vào đâu.
Nhện sa: mỗi khi có con nhện sa người ta đoán là có tin lành hoạc điềm dữ sắp đến,
Chày khuya: tức là cái chày để dộng chuông. Chày khuya : là tiếng chuông chùa đêm khuya,
trúc lệ: nước mắt dỏ vào cành trúc,
[Back to the top]
doanh-liễu: là tên một doanh-thự ở đất tế-liễu.
bệ thiều: là nơi thềm quí-báu nhà vua, do chữ thiều là nhạc thiều.
con kiêu: do chữ kiêu-tử . Sách Hán-thư chép rõ chuyện rợ Hung-nô, câu quốc-thư của rợ Thuyền-vu gửi vua Hán rằng : Phương nam có nhà đại Hán, phương bắc có cường Hồ, ấy là đứa con kiêu-ngạo nhà vua vậy,
ải nhàn: do chữ Nhạn-môn quan ; cửa ải đi sang rợ Hồ, đường núi cao và nguy hiểm nên chim nhạn thường bay ngang qua.
Sân phong: bởi chữ phong đình. Cây phong tựa cây bàn, mùa thu lá đỏ có vẻ đẹp nên thường trồng ở sân chầu của vua.
sao truyền: do chữ tin truyền ; truyền đi gấp, đi suốt ngày đêm. sao ban đêm
Hồ-yết: là tên rợ ở xứ Hung-nô,
kiều-tử: Kiều, một thứ cây cao và thẳng có vẻ nghiêm-trang. Tử : một thứ cây lùn có vẻ phục tùng nên người ta ví Kiều tử là cha con,
phần hương: là làng vua Hán Cao-tổ ở, gọi là Phần-du, về sau xưng là Phần-hương là quê làng là bởi thói quen,
Cánh nào bay: là ý mong chắp cánh chắp cánh bay đến,
[Back to the top]
Hoàng-diêu, Tử-ngụy: màu vàng của họ Diêu, màu tím của họ Nguỵ là hai tên riêng của hoa mẫu-đơn gọi là Diêu-hoàng, Nguỵ-tử
Lương: tức cái rường nhà,
Xã-thơ: bởi chữ thi-xã : nhóm người hay thơ họp nhau làm một hội ngâm thơ,
dương-liễu: tức cây liễu yếu, ngày xuân dủ cành như tơ.
Liễu chương-đài: bởi điển Hàng Hoằng yêu một kỹ nữ là Liễu-thị ở đường chương-đài, tại thành-đô, về sau bỏ nàng đã ba năm không đem về ở chung, sau gửi thửi thư thăm nàng có câu : Liễu Chương-đài, liễu Chương-đài ngày xưa xanh tốt, ngày nay thế nào ? Liễu-thị trả lời : liễu Chương-đài, liễu Chương-đài, còn xanh chi xiết tay người hái vin. về sau Liễu-thị bị tướng phiên đoạt. Rồi Hứa Tuấn lại cướp lại mà trả cho hàng Hoằng. Điển này thường dùng hỏi thăm người tình-nhân.
dập lửa vùi hương: bởi chữ hương hoả nhân-duyên. Người xưa khi thề nguyên nhân-duyên cùng nhau thườngdùng hương lửa mà thề nguyền trước thần-linh,
thẻ cạn: tức canh khuya. Xưa dùng cái đồng-hồ bằng cái chậu đồng dỏ nước và cái thẻ ghi giờ.
nhà lan: do chữ lan-thất là sự giao-du với người quân-tử,
vân cù: đường mây, tức đường công-danh cũng như thang mây,
bằng: con chim lớn nhất, mỗi khi cất cánh bay đến sáu muôn dặm mới nghỉ.
[Back to the top]