Phật-giáo: Sự khôn ngoan về Từ-bi và Giác-ngộ

Chương hai
Phật giáo là gì?
Câu hỏi này được nêu ra với tất cả ai muốn biết rõ ràng hơn. Phật giáo là sự giáo dục đầy đủ và đức hạnh nhất được dạy dỗ đầu tiên bởi đức Phật cho tất cả các chúng sinh hữu tình trong khắp vũ-trụ. Sự giáo-dục này bao chùm vô giới hạn một dãy những hiện-tượng và những nguyên-tắc rộng lớn hơn những gì được dạy ở các đại-học tân-tiến bây giờ. Đối với thời-gian, nó bao gồm quá-khứ, hiện-tại, vị lai. Đối với không-gian, nó bao chùm tất các các hoạt động hàng ngày của chúng ta cho tới vũ-trụ vô biên. Phật-giáo là sự học hỏi về sự khôn-ngoan và hiểu biết về đời sống và vũ-trụ. Nó không phải là một tôn-giáo. Sự dạy dỗ của Khổng-tử bao gồm một đời người. Sự dạy dỗ của đức Phật bao gồm vô số lượng đời người.
Tại sao ta có thể nói Phật-giáo là một sự học-tập? Ngày nay hai danh từ thầy giáo và học trò chỉ được dùng ở trường-học. Tuy nhiên chúng ta gọi đức Phật Thích ca là vị Thầy Nguyên-thủy của chúng ta. Chúng ta tự xưng là học trò, như các vị tiền bối đã làm ở Trung-hoa ngày trước. Đây không phải là tôn-giáo mà vị giáo chủ có tương quan với các tín-đồ theo nghĩa thầy trò, mà là theo quan hệ cha mẹ với con cái. Trong Phật giáo, có nói rõ ràng rằng đức Phật là thầy giáo và chúng ta là học trò. Các Bồ-tát và chúng ta là bạn đồng học, họ là học trò lớp trước của đức Phật, chúng ta là học trò lớp sau, hay bây giờ.
Hơn nữa, một vị tăng hay ni được gọi là Sư trưởng (He-shang), đó là chữ dịch từ tiếng Phạn có nghĩa là người chỉ dạy và đóng vai người hướng dẫn cho chúng ta. Chúng ta có mối tương quan chặt chẽ với người này. Mỗi chùa hay đạo tràng chỉ có một Sư-trưởng. Các thầy giáo dạy dỗ các tăng ni theo sự chỉ bảo của Sư-trưởng là Giáo thọ sư (Asheli). Các lời nói và hành động của họ có thể là khuôn mẫu cho ta noi theo. Những người khác không trực-tiếp dạy dỗ ta thì gọi là Pháp sư (Fashi). Họ giống như các thầy giáo dạy các môn mà ta không dự hay không trực-tiếp dạy chúng ta. Tất cả những danh từ này là đặc tính của một học viện mà không có ở trong một tôn-giáo.
Để thêm thí-dụ rằng Phật giáo không phải là một tôn-giáo, chúng ta có thể xem xét các nơi mà mọi hoạt động sảy ra tại Trung-hoa. Đó là một học viện bao gồm việc dạy dỗ Phật giáo và nghệ-thuật, tương tự như một tổng hợp của một học-viện nghệ-thuật và một viện bảo tàng. Ngày nay, mọi người theo học nghệ-thuật về mọi thứ. Tuy nhiên, Phật -giáo đã dạy dỗ nghệ-thuật từ ba ngàn năm trước.
Việc sắp xếp nhân sự tại một đạo-tràng lại càng minh chứng sự tương đồng với một trường học hiện-đại. Sư-trưởng cũng giống như Hiệu-trưởng ở một trường học, quyết định đường hướng, lập học trình của các môn học và dùng các thầy giáo để dạy. Báo cáo cho Sư-trưởng là ba người phụ tá hay đặc-trách, họ trông nom mọi việc liên quan đến sự dạy dỗ, cố vấn và kỷ-luật, và các dịch vụ của đạo-tràng. Tại Trung-hoa, một chùa hay đạo-tràng được coi như một viện Đại-học Phật-giáo. Theo như sự tổ chức nhân sự, chúng ta thấy rằng Phật-giáo chính là một sự học tập

| |