26- Thị-Mầu sinh con trai, đem giao trả cho Kính-Tâm.
Lần lần tính đốt ngón tay,
Thị-Mầu đã đủ đến ngày sinh trai.
Phú ông chi khéo nỡ hoài,
590- Con ai thì phó trả ai giữ-giàng.
Lòng này dở-dở, dang-dang,
Lọt lòng hôi-hổi chẳng thương được nào?
Trên tay nâng giọt máu đào,
Hầu đi lại đứng, toan vào lại ra.
Ngỡ chơi đâu biết thế mà,
Cắn răng đem vứt ruột già cho ai.
Cắm đầu ra nẽo thiền trai,
Ôm con len-lén đứng ngoài mái hiên,
Tiểu đương tụng-niệm khấn-nguyền.
600- Bỗng nghe tiếng trẻ khóc lên giật mình.
Ngảnh đi thì dạ chẳng đành,
Nhận ra thì hóa ra mình chẳng ngay.
Gớm thay mặt dạn mày dày,
Chân chân đem trả con đây mà về,
Cơ-thiền kể cũng khắt-khe,
Khéo xui ra đứa làm rê-riếu mình.
27- Tiểu Kính-Tâm nhận nuôi đứa tiểu-nhi của Thị-Mầu.
Nhưng vì trong dạ hiếu sinh,
Phúc thì làm phúc, dơ đành chịu dơ.
Cá trong chậu nước bơ vơ,
610- Khi nay chẳng cứu, còn chờ khi nao ?
Chẳng sinh cũng chịu cù-lao,
Xót tình măng sữa, nâng vào trong tay,
Bữa sau sư-phụ mới hay,
Dạy rằng: " Như thế thì thày cũng nghi.
"Phỏng như khác máu ru thì,
"Con ai mặc nấy can gì đa mang ?"
"Bạch rằng: " Muôn đội thầy thương,
"Xưa nay thầy dạy mọi đường nhỏ to.
"Dù xây chín đợt phù-đồ,
620- "Sao bằng làm phúc cứu cho một người.
Vậy nên con phải vâng lời,
Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều".
Sư nghe thưa-thốt mấy điều,
Khen rằng: "Cũng có ít nhiều từ tâm".
Rõ là nước lã vẫn lầm,
Mà đem giọt máu tình thâm hòa vào.
Mẹ vò thì sữa khát-khao,
Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền.
Nâng-niu xiết nỗi trân chuyên,
630- Nhai cơm mớm sữa, để nên thân người,
Đến đâu ai cũng chê cười,
Tiểu kia tu có trót đời được đâu?
Biết chăng một đứa thương đầu,
Mình là hai với Thì-Mầu là ba.
Ra công nuôi hộ thiệt là,
Đương buồn có trẻ hóa ra đỡ buồn.
Khi trống giục, lúc chuông dồn,
Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.
hoạt-ấu, lọ thầy bảo anh.
Bùa thiên đã sẵn kim kinh,
Ma vương kia cũng phải kinh lọ là.
Thoi đưa tháng lại ngày qua,
Mấy thu mà đã lên ba tuổi rồi.
Con mày mà giống cha nuôi,
Hình-dung ý-tứ khác nòi bản-sinh.
M
ai ngày đến lúctrưởng-thành,
Cơ-cừu dễ rạng tiền-trình hơn xưa.
Vừa mừng con đã sở-sơ,
650- Ai ngờ tằm kéo hết tơ thì già.
Gió vàng một phút thoảng qua,
Lá ngô biến sắc cành hoa ủ màu.
Than rằng này đạo cao sâu,
Cam lòng tịch diệt ngon đâu phàm-trần.
Hóa thân thì mượn chân thân,
Siêu thân được lượm tinh-thần mang đi.
Ký quy đành chẳng lệ chi,
Đoái tình trứng nước, nghĩ thì càng thương.
28- Tiểu Kính-Tâm viết thư dặn con rồi siêu thoát.
Gọi con từ giã mọi đường,29- Nỗi nhà họ Mãng sau khi nhận được thư.
Xót thay họ Mãng tuổi già,30- Tiểu Kính-Tâm siêu-thăng được làm Phật Quan-Âm.
Ai hay phép Phật nhiệm mầu,31- Kết-luận.
Cho hay lành lại gặp lành,
Trên tay nâng giọt máu đào: Ãm đứa con mới đẻ trên tay.
Cơ-thiền: cơ vi mầu nhiệm của nhà Phật.
hiếu sinh: do chữ " hiếu sinh thiên địa chi đại đức" : đức lớn của trời đất là cho muôn vật đều sống.
cù-lao: khó nhọc. Trong Kinh Thi có câu rằng : ai-ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao : thương thay cha mẹ, sinh ra ta công -phu khó-nhọc lắm.
phù-đồ: cái tháp của nhà chùa.
từ tâm: lòng nhân từ.
Mà đem giọt máu: Thị Mầu đối với Kính Tâm là người dưng nước lã mà lại dâm-ô ví như nước lã mà lại đục vẩn lầm lên.
tình thâm: tình sâu. Ý nói : con của Thị-Mầu đối với mình không có thân-thiết gì, mà chăm-chút như con đẻ.
Mẹ vò thì sữa khát-khao,
Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền: Ý nói : Tiểu Kính-Tâm nuôi con của Thị-Mầu cũng như tò vò mà nuôi con nhện, làm gì có sữa cho con bú.
Phù-trì như thổi: Ý nói đứa con của Thị-Mầu chóng lớn như thổi.