Trông giòng sông Vị
(Văn-chương và thân-thế Trần-Tế-Xương)

XIV- Những đoạn cuối của đời một thi-sĩ

Ôm một chức tú-tài vô-dụng, một cái hư-danh nó vùi lấp nhà thi-sĩ vào cảnh khốn-đốn như chúng ta vừa thấy, ông Tú Xương chỉ mới chịu có nửa phần trong cái hình-án cay-nghiệt kia! Ông còn phải đau-khổ nữa.
Thì bà Tú, trong khoảng mười mấy năm trời, hết sinh đứa này, lại có thai đứa khác. Mỗi lần ở cữ thì công-việc buôn-bán lại phải bỏ dở. Rồi để cho bà được chạy ngược chạy xuôi, ông Tú phải chăm-nom đế cả bầy con dại. Gia-chi-dĩ còn một chiếc nhà tranh nho-nhỏ, vài ba thước vườn hoang, bởi vì quá tin một người bạn, ông Tú Xương đứng bảo-lĩnh một món nợ mà người kia không thể trả được, hay là không muốn trả, vườn nhà ông bị chủ nợ tịch-biên:

Than ôi! Còn đâu là những khi ngất-ngưởng ở Hàng Thao, Phố Mới, ở những tửu-điếm cao-lâu ?Thời-gian có đi, nhưng cảnh gia-đình của thi-sĩ càng ngày càng bối rối, thê-thảm. Vào khoảng năm 1900, ta không còn thấy cái anh chàng xinh trai vui-vẻ hay rong chơi, hào-phóng ngông-cuồng như lối xưa nữa!Tuy thi-sĩ chỉ vào độ ba mươi, nhưng những vết phong-trần đã in lên trán thông-minh mẫn-tiệp kia nhiều đường nhăn, làm mất cả vẻ vô tư bướng bỉnh của tuổi thanh-niên. Những bài thơ sau này là những tiếng than-thở thiết-tha, đau-đớn của một kẻ lỡ thời, bây giờ chỉ cầu lấy một cuộc đời tầm-thường, hẩm-hút, có đủ miếng ăn nuôi nhau, chứ đâu dám ước mong những địa vị phong-lưu sang-trọng ?
Nói là than-thở, nghĩa là ta hiểu thế, ta nghe giọng văn, ta cảm thấy như thế, chớ những tiếng than-thở ấy không phải thi-sĩ nói ra để cầu cho ai thương-hại đến mình. Đại-trượng-phu không khinh-dễ gì bằng sự mình phải làm cái vật để người ta thương-hại. Nhưng đã là một văn-hào, có thiên-chức biểu-diễn những tư-tưởng của tâm-hồn, làm tay nhạc-sĩ gắn lên dây Ly-tao những âm-điệu réo-rắt trong cõi lòng của mỗi vật có tri-giác vẫn có; hễ đã có một mối cảm khái xúc-động tâm-can, tức là phải thố-lộ ra ngoài, đó là một sự cần. Như thế ta phải thấy rõ rằng những câu văn thống-thiết cảm-động kia không phải là những lời kêu gào đê-tiện của một kẻ van-lơn người ta đến cứu giúp mình .
Trong những lúc quẫn-bách, về lối sau này, nó cứ đeo-đuổi hoài con nhà thi-sĩ cho đến ngày lâm-chung, ông Tú Xương tịnh không lên tiếng oán trời, trách người, vẫn nhìn cảnh ngộ bằng một con mắt thản-nhiên, điềm-tĩnh, nhẫn-nại, như một khắc-kỷ triết-gia. Họa chăng, người ngoài cuộc có biết được đôi ba điều, những điều ông chịu để cho biết, những điều ấy, ông nói ra bằng những giọng trào-phúng, khôi-hài, như để nhạo-báng hay để che lấp vẻ thảm-thiết ảo-não của tâm-hồn đau-đớn. Những câu thơ sau này chỉ muốn cho ta, cùng ông, nhếch một một nụ cười gằn. Nhưng than ôi! cho dẫu chưa được là tri-kỷ của thi-nhân, chúng ta cũng không đến nỗi không thấu rõ cái chỗ khổ tâm chan-chứa ấy. Lắm lúc đêm đông, canh tàn gió lạnh, những cơn "chớp bể mưa nguồn", những khi mình cảm thấy mình như hiu-quạnh, bị lừa bỏ trên cõi đất này, mà âm thầm ngâm một vài câu trong bài "than nghèo" hay "đau mắt", tấm lòng ta chỉ thấy xót-xa rầu rầu và giọt lệ cảm-tình như sắp tràn lên hai mí!
Ai đã từng chủ-trương gia-đình; ai đã đi mưa về gió, làm-lụng để kiếm cho đàn con cái miếng ăn không thể bỏ qua ; ai đã từng mắc phải cái nạn vay lãi "một vốn bốn lời" đến kỳ ước hẹn, tiền không có mà chủ nợ cứ đòi, van đứt cuống cổ, lạy gẫy đầu gối, mà chúng chẳng mủi lòng; những người ấy hẳn thấu cái hay của mấy câu thơ giản-dị, tầm thường này:
Thật là những câu thơ ngâm lên thấy "tràn nước mắt" ra được. Nhà cửa cầm; vườn đất bán; thi mỗi khoá mỗi hỏng; vợ mỗi năm mỗi đẻ; bây giờ nếu có phải lưu-lạc giang-hồ, chỉ vì để kiếm kế tha phương cầu thực mà thôi, chớ không phải để ăn chơi phá tán như ngày xưa nữa; cái đoạn đời sau cùng của một nhà văn-hào nước Việt-nam thật đã chua cay!
Bây giờ hình như mỗi năm là ông làm một bài thơ tự thán, để đánh dấu trong quãng đời tân-khổ. Bài trên này là ông làm về tiết lập đông năm tân-sửu (1901). Năm quí-mão (1903) ông lại có bài:
Cách vài năm sau lại có bài:
Thức ăn của nhà thi-sĩ thì rặt những:
Còn cách mặc thì ba mùa tám kiếp vẫn một tấm áo "lạnh làm mền, nực làm gối " mà thôi:
Nói đến gia-đình thì:
Thê đấy! cái nghèo ấy là cái nghèo đặc, nghèo không còn chỗ mà nói bóng gió, nói "khẩu-khí" nữa. Nó không như cái nghèo của ông Nguyễn công trừ than-thở kêu rêu đủ điều, rốt cục tính ra còn có cả rượu uống, có cả bài chơi, mùa-màng còn để dành, thậm-chí còn cả lợn nuôi trong máng.

XV- Cái chết của Tú Xương

Năm bính-ngọ, Thành-thái thứ 18 (1906) ông Trần tế Xương hỏng khoa thi chót. Mấy năm trước, người ta đã bảo ông đổi tên đi, để thử thời vận, như người thua bạc đổi chỗ ngồi. Tuy về việc thi-cử, tài học của mình vẫn có kể, nhưng cái ngẫu nhiên, cái đen đỏ vẫn chiếm một phần quan-trọng ở trong. Cũng không nghe hẳn, nhưng cũng không bỏ hẳn, ông đổi chữ "Tế" lót ở giữa tên ra chữ "Cao". Nhưng mà vận xui lại hoàn xui, khi còn Tế Xương đã hỏng, khi thành Cao Xương cũng hỏng nốt. Những bài thơ dưới đây thật là những tiếng gọi não nùng thảm-thiết của một người tuyệt vô hy-vọng, đành để cho chút năng-lực cuối cùng tản-mác bay. Thế thì rồi cái chết phải đến, cái chết nó đã chực sẵn đâu đấy, vội-vàng cuốn tấm thân tàn!...

Sự hỏng thi đối với ông Tú như là cái việc đã định rồi, nó không còn làm lạ ông nữa, mà hình như ông đã biết chắc-chắn trước. Cho nên khi bảng chưa yết, ông đã dặn vợ con rồi ; ông dặn rằng:
Trần tế Xương mất ngày rằm tháng chạp năm bính-ngọ - Thành-thái thứ 18 (29-1-1907) thọ được 37 tuổi.
Ngày ấy, nhà quê ngoại ở làng Đệ-tứ, huyện Mỹ-lộc có giỗ. Trời mưa, tiết lạnh. Ông Tú phải đi bộ từ Nam-định về. Đường xa sức yếu - tuy ông mới 37 tuổi, - cái tuổi bình thường hùng-dũng lực-lưỡng trong quãng đời người, nhưng ông thì thật là suy-nhược, vì trăm nghìn nỗi cay-đắng chịu đã bấy chầy, vả lại có lẽ ông mắc phải bệnh đau tim, sinh ra từ buổi chơi-bời lêu-lỏng:
Nên khi đến nơi nhà giỗ, sau những câu chuyện hàn-huyên lấy lệ, trao-đổi với bà con xa gần cùng họp ở đấy để dự lễ, sau khi uống một vài chén rượu cho ấm bụng, ông xin lên từ-đường, tạm nghỉ lưng trong khi đợi giờ cúng. Ai hay đó là cái điềm những con vật kỳ-linh, biết giờ tận số, lui vào chốn thanh-tịnh, uy-nghiêm, thâm-bí, để chết cho yên, để che con mắt kẻ phàm-trần thấy được cái mầu-nhiệm của linh-hồn khi rời nơi gió-bụi! Lúc người nhà vào gọi dậy, thì Tú Xương đã mất tự bao giờ!
Ai nấy chắc có cảm-động vì cái chết bất ngờ. Nhưng không ai cảm-động buồn-rầu, đau-đớn, không ai khóc vì mất một nhà đại-thi-hào, vì nước Việt-nam thiệt một bậc vĩ-nhân đã tô-bồi cho nền văn-học thêm tinh-hoa, thêm rực-rỡ!
Cái sự nghiệp văn-chương của ông để lại cho chúng ta, cho nước Việt-nam, là một cái di-sản quí-báu vô ngần. Cái chức-vụ của người dân Việt-nam, đã được hạnh-phúc hưởng lấy, là phải tôn-sùng, phải phụng-sự đấng vĩ-nhân quá vãng đã cho mình cái phần hương-hỏa vô giá kia, như kẻ thừa tự phải tôn-sùng, phụng-sự tổ-tiên vậy.
Thế mà, trên, những người cầm quyền-chính không bao giờ thèm để ý đến những thứ quốc-bảo ấy - cái ấy đã đành - nhưng, dưới, sĩ-thứ cũng tịnh không có chút gì để tỏ lòng kính-mến, khâm-phục, hâm-mộ cái thiên-tài của một người xuất chúng, siêu quần, hoặc để tỏ rằng chúng ta không phải toàn là những kẻ vong ân bội nghĩa! Không, chúng ta không làm gì hết!
Hoặc-giả có người muốn bẻ, chỉ cho tôi cái miếu thờ ở làng Bưởi, và bảo đọc cái linh-vị Thành-hoàng ở trong . Tôi xin đáp rằng: sự cung-hiến đền thờ làng Bưởi cho vong-linh nhà thi-sĩ Trần tế Xương, chẳng qua là một sự ngẫu-nhiên, do một nguyên nhân huyền-hoặc, vô-lý, không quan hệ gì đế cái chân giá-trị của thi-nhân.
Làng Bưởi gần Hà-nội có xảy ra việc chẳng lành - theo lối nói của bọn dị-đoan ngu-lỗ, người ta gọi là làng ấy động. Tình cờ thế nào lại có ông tiên-chỉ, ý hẳn cũng có đôi chút duyên văn-tự đối với nhà thi-sĩ Vị-xuyên, mơ mộng làm sao lại thấy ông này hiện hồn về báo cho biết phải làm nhà thờ ông ta thì làng mới được yên . Bọn hào-mục tin chuyện chiêm-bao ấy, bèn lập đền thờ .
Xem thế, thì chỉ vì mục-đích ích-kỷ, nhỏ-mọn mà người ta thờ ông, thờ để được bình an vô sự, chớ không phải vì niệm cái công-ơn của ông đối với văn-chương! Phương chi, làm như thế là họ đã hủy-báng ông một cách thậm tệ: họ cho ông cũng đồng một tâm-địa như họ, không đời nào hiểu được chữ xả thân, hy-sinh, họ tưởng có làm lợi cho ông (lập đền thờ) thời đáp lại ơn, ông mới cho yên-ổn! Than ôi! Nếu ông có linh-thiêng, chắc ông phải hổ-thẹn, mỗi khi trông thấy cái đền thờ mình, và ngậm ngùi cho đồng-bào ông lắm! Nếu ông hẳn có phép thần-thông làm cho làng hết động, tôi chắc rằng ông sẽ dùng ngay phép ấy mà phá-hoại cái biểu-hiệu của sự sùng-bái vị-kỷ, đê-hèn ấy trước đã.

Công-việc của nhà phê-bình đến đây đã gần hết. Tôi chỉ mong-ước hai điều:
Riêng về phần Tú Xương, đã sẵn có đền ở làng Bưởi, nếu ta lấy đó dùng làm cơ-sở cho "hội người yêu chuộng ông Tú Xương" cho việc thờ-phụng kia - thờ-phụng một cách khác kia, chớ không phải thờ vì cái thủ lợn, miếng phao câu và mâm xôi đậu, - là cứ hàng năm đến ngày kỵ-giỗ, hoặc chính ngày làng thường làm lễ tế ông, phải tổ-chức những cuộc diễn-thuyết, nói về thân-thế, về văn-chương, về tư-tưởng của ông, để khuyến-khích lòng yêu văn - cũng là một cách yêu nước; thờ-phụng cái nhà thi-sĩ, chớ không phải là thờ-phụng cái ông thành-hoàng có tài huyền-hoặc làm cho làng khỏi động.
Trong khi đợi những điều nguyện-vọng kia được thành-hiệu, tôi xin trình các bạn tập phê-bình này, mà tôi đã trân-trọng kính tặng cho vong-linh nhà thi-sĩ tôi yêu; một tác-phẩm sơ-sài, hèn-mọn, càng sơ-sài, càng hèn-mọn, khi đem so-sánh với cái văn-nghiệp quí-giá của Tú Xương, nhưng đó là một tang-chứng để tỏ tấm lòng biết ơn của một kẻ hậu sinh đối với tiền-bối .

|
Chú thích: