Trông giòng sông Vị
(Văn-chương và thân-thế Trần-Tế-Xương)

IX- Văn-chương Tú Xương

Trước một cảnh ngộ khổ não thương tâm, người ta có ba cử-chỉ khác nhau:
1/- Một là phát tức nổi điên, muốn lấy cái sức lau-sậy của mình mà đánh đổ cánh ngộ, dù đã biết sức mình chẳng làm gì nó được;
2/- Hai là đành bó tay chịu thua, mà kêu-gào han khóc, như để cầu cứu một mãnh lực uy-linh gì không bao giờ đến;
3/- Ba là hiểu thấu tất cả cái hư vô của tài lực mình, của sự khóc lóc than van, nhìn cảnh-ngộ bằng con mắt nhẫn nại, khắc-kỷ, hoặc hơn nữa, chỉ là người dùng một giọng cười để chế nhạo cảnh-ngộ mà chơi.
Người ta đọc văn Tú Xương, thấy ông chuyên dùng một giọng khôi-hài trào-phúng, có thể tưởng lầm ông là một người sung-sướng phong-lưu. Nhưng sự thực thì ông chỉ là người đứng vào "cái ca" thứ ba đã kể trên mà thôi vậy.
Ông Tú Xương suốt đời lao-đao lận-đận, buồn-rầu vì thân-phận vô duyên, đau-đớn vì nhân-tình bạc-bẽo. Xem như

Lại với
Cái khổ tâm của ông ê-chề như thế thì những câu hài-hước, những giọng phong-lưu đã chiếm phần quan-trọng nhất trong văn-nghiệp của ông, chẳng qua là những tiếng cười gằn, "cười ra nước mắt", để che lấp cái "khóc sợ thêm hổ ngươi" đó mà thôi!
Những quang-cảnh ruộng dâu bể biếc, vật đổi sao dời thường khiến cho người có tâm-huyết, cho kẻ ưu thời hay lo-phiền buồn-bực, mặc dầu những quang-cảnh ấy không có một tí ảnh-hưởng nào đối với mình, mặc dầu đó chỉ là những điều trông mà thôi
Nhân thuở ấy, một khúc của con sông Nam-định, vì có đất bồi, hoa cặn dần, gặp lúc thành-phố đang mở-mang, nhà nước cho đổ cát dựng nhà cửa lên ở ngay chỗ xưa kia là bến đò ngang. Chỉ có từng ấy việc mà đủ làm cho nhà thơ ngậm-ngùi than-thở, tiếc mối sự-thế đã qua! Bốn câu thơ sau đây rõ là một tiếng kêu thống-thiết!:
Bạn đọc xem qua những bài thơ chép trên cũng đủ thấy rằng thơ Tú Xương nhẹ-nhàng lưu-loát, ngâm lên có một nhạc-điệu êm-ái du-dương. Thơ Tú Xương không có vẻ đài-các như thơ của bà Huyện Thanh-quan, vẻ hùng tráng như thơ Nguyễn Công Trứ, không gò-gẫm như của Lê Thánh-Tông, hay yêu quái như của Hồ xuân Hương. Nhưng cái mà Tú Xương có, mà ít ai có, là cái bình-dị, cái tự-nhiên. Trong thơ ông, không bao giờ ông để cho người ta thấy sự dụng công của ông, mặc đầu nhiều chỗ ta biết rằng không dụng công thì không bao giờ nên được thế; cái tài là ở chỗ kín-đáo ấy. Thơ Vị-xuyên là một lối thơ cẩu-thả, hay nói cho đúng là có cái dáng-dấp cẩu-thả.
Thơ Vị-xuyên là một lối thơ cẩu-thả. Lời nói ấy không phải là một lời chỉ-trích có thể di-hại đến danh-tiếng ông, mà chính là một lời khen. Trong văn-giới Việt-nam, phi một người có biệt tài, Tam-nguyên Yên Đổ, tôi chắc không còn ai có lối văn cẩu thả thần tình ấy. Đối với Trần tế Xương, cũng như Nguyễn Khuyến, tư-tưởng trong óc ra thế nào được dùng ngay thế ấy, lanh-lẹ, tươi-tắn, không trau-chuốt, không gọt-đẽo: không dụng công. Hơi văn đi ra như một luồng nước chảy xuôi giòng, êm, khỏe, mau. Ta thử nhắm mắt lấy đại một bài, bài "Gửi ông Ấm Điền" chẳng hạn:
Thật là tự-nhiên, tươi và khéo. Bài "lấy lẽ" sau này cũng vậy, mà ở đây, ta lại càng được thưởng-thức lối trào-phúng thâm-trầm kín-đáo, nó là cái biệt-tài của ông Tú Vị-xuyên:
Cách đặt câu xuôi, êm như vậy, mà các vế đối lại chỉnh, rất chỉnh, đó là chỗ xuất chúng của nhà thi-sĩ Nam-thành. Xem như bài "cô Tây đi tu"
Ta thấy hơi văn lưu-loát, đi luôn một giây từ đầu đến cuối, như kể chuyện, như văn xuôi! Đến hai câu 5,6, thì thật là tài-tình. Nói theo cách Tây, ông Tú Xương dùng chữ cũng như anh phường-xiếc vứt-ba-quả dùng như quả của mình.
Luôn trong một hơi, thảnh-thơi, tự-nhiên, như vô tình mà nói, ông đã khéo dùng chữ Kinh, Kệ, Sắc, Không của nhà Phật để chọi nhau.
Giá-trị bài sau này cũng không kém gì bài "cô Tây đi tu " ở trên. Nhân cái tình hình quan-tước ở ta, ông Tú Vị-xuyên gửi một bài thi khuyên bỡn một ông bạn xuất thân phó-bảng, huấn-đạo ở một huyện nhỏ, nên bỏ giáo-giới mà vận-động ra hành chính! Lời lẽ trào-hước đủ chứng-tỏ các cách tệ-lạm của quan-trường nó như đã thành những lệ án, những phong-tục ăn sâu vào cuộc sinh-hoạt của một dân-tộc, ai ai nấy phải lấy làm thường:
Hay nhất là chỗ thi-nhân đã tìm ra hai tiếng tĩnh-tự "nhị" và "nồng" đối chọi với nhau, mà chính hai tiếng ấy lại là hai tên địa-dư, để chỉ núi Nùng, sông Nhị, mà thường các bậc thi-hào năng dùng để đối với nhau, tức là ông Tú Xương đã đối cả chữ lẫn nghĩa, cả tiếng và cả ý!
Cũng như trong bài "ông Cò" trong ấy châm-chích các ông Cẩm quá nghiêm-khắc và những luật vi-cảnh của thành-phố:
Mới đọc qua một dạo, thấy câu nào nghĩa xuôi câu nấy, không có chữ gì lắt-léo, ta có thể bỏ qua không cần nghĩ-ngợi gì cả. Ta có ngờ đâu hai chữ "trống tung" dùng để chỉ sự hư-hỏng đổ nát của mái nhà tranh, lại chọi với hai chữ "chuông đánh" chỉ luật thành-phố, tám giờ tối, nghe hiệu chuông là không ai được ra đường chọi xang-xác như hai lưỡi gươm của những tay thầy võ. Thật là kín-đáo. Thật là đột-nhiên.Thật là thần-diệu.
Trong văn-nghiệp Tú Xương về cách đối mau mà chỉnh thì ta thấy nhản-nhản những câu thần-tình không kém gì mấy câu trên:
Thế mà chưa thần-tình bằng hai câu sau này, trong bài phú: "Thầy Đồ":
Nhà thi-sĩ đã khéo tìm ra bốn chữ "khố đỏ khố xanh" lại tả được cái tình-trạng của nước ta về phương diện quân bị. Tưởng là võ giỏi để ra làm nguyên-soái, thống-chế, binh-bộ, tổng-trưởng, để trứ-tác những bộ quân-pháp, binh-thư, ai ngờ giỏi cho lắm cũng chỉ để sung vào những ngạch lính khố xanh, khố đỏ! Thật tự-nhiên, châm-phúng, và nhất là xác đáng, hợp với sự thực! Cái hay không thể nào tả hết!
Về lối thơ lục-bát, lối hát ả-đào, câu văn nào cũng lưu loát, êm-đềm, tiêu-tao. Ta hãy nghe bài hát sau này:
Hơi văn nhẹ-nhàng khoẻ-khoắn, cũng giống như bài hát "chú Mán":
Mán đây không phải chỉ người Mán, người Mường. Ấy là tên một anh đã từng sống ở Nam-định, đồng thời với Tú Xương, hình như làm nghề hạ heo, hoạn heo gì đấy thì phải. Mán có tính khờ dại, thật-thà, tự-nhiên, vui-vẻ, và thuộc về hạng người "vô sự" như ta thường gặp ở cấp hạ lưu, triết-lý mà không tự biết, và đạo-đức một cách vô tình.

X- Một nhà trào-phúng

Nhưng mà cái ưu-điểm của Tú Xương chính là ở nơi trí mẫn-tiệp, tài trào-phúng của ông như trong tập này đã nhiều lần nhắc đến.
Chúng ta có thể nói rằng do tính ưa trào-phúng của một dân-tộc mà biết cái trình-độ văn-minh của dân-tộc ấy. Hay nói cách khác, một nước càng có người bảo lời tôi nói là quá đáng, tôi xin họ đợi đến khi trong nước đều biết trào-phúng, hay ít ra đều có thể lãnh-hội hết thảy những câu nói, những bức tranh trào phúng, khi ấy hãy nên trách cùng không.
Phần đông người Việt-nam chưa biết yêu, biết chuộng lối hài-hước mà họ cho là trái với tính cách người lớn. Chẳng qua là khối óc họ chưa mở mở mang để lãnh-ngộ nổi cái thâm-thúy, cái thướt-tha của một lời nói khôi-hài. Chỉ có những tên pha trò trên sân-khấu tuồng cổ, nói lên những câu không nghĩa hay diễn lại những lớp bông-lơn rởm mà cha anh chúng nó đã diễn từ một thế kỷ nay và người nghe cũng đã nghe từ nhỏ đến lớn; chỉ những tên hát bội sắm vai quân canh, giả say rượu và giả đi tiểu tiện ngay trên đầu bạn, hay những thằng hề đóng trò trìa hỏi vợ nằm nơi đẻ được mấy con; chỉ có những cái vô ý-thức ấy, họ mới không cho là trẻ con, và mới làm cho họ cười vỡ bụng! Họ chẳng qua lại như con ếch trong ngụ-ngôn bao giờ chưa ra khỏi giếng, thì còn tưởng trời bằng đĩa, và vẫn vui lòng chịu như vậy. Bây giờ ta không còn lạ gì mà thấy tài ông Tú Xương không được mấy ai thưởng-thức.
Những năm-mươi-năm về trước, chúng ta đã có một nhà thi-sĩ trào-phúng thâm-thúy như Tú Xương, thật là một việc vinh-dự hạnh-phúc cho quốc-văn. Thế mà lúc bấy giờ chẳng ai biết theo gương nối gót, để mở-mang óc thông-minh, trí mẫn-tuệ, mà sự ích-lợi là làm cho dân-trí thêm vui-tươi, thêm lanh-lẹ, thêm yêu đời, yêu sự sống, thêm dễ hấp-thụ văn-minh ở ngoài: thêm mau tiến-hóa!
Những câu chuyện cỏn-con đã xảy ra trong đời Tú Xương do tài hài-hước của ông, những câu ứng-đối thần-tình trong thời giao-du rất rộng của ông, chắc hẳn là nhiều lắm, mà một phần đã bị người ta không hiểu, nên không truyền tụng được; còn một phần lại bị họ bỏ qua, không để ý, vì họ không yêu-chuộng trào-phúng khôi-hài! Ngày xưa, quân Mọi ở Nam Phi-châu, tình-cờ nắm được một viên ngọc-thạch trong tay, liền vứt phăng giữa sa-mạc mà đi!
Họa chăng trong áng thi-văn còn sót lại một đôi bài để chứng-tỏ cái sự-nghiệp mà vì ngu-dại như lũ mọi Nam phi kia chúng ta đã làm làm mai-một đi nhiều. Đọc những bài ấy, ta có thể tưởng-tượng ra những cảnh, những "xen" rất linh-hoạt, rất hoàn-toàn về các ngón chơi khăm, về tài mẫn-tuệ của nhà thi-sĩ Nam-thành.
Một ông huấn-đạo ở Mỹ-Lộc (Nam-định) cùng lên Hà-nội chơi với hai ông bạn đều là khoa-giáp xuất-thân, rủ nhau chụp một bức ảnh để làm kỷ niệm. Về Nam, các ông tìm Vị-xuyên, kéo nhau ra quán đánh chén và cốt để cậy nhà thi-hào đề cho một bài vào ảnh. Cạn chén đầu, ông huấn Mỹ-lộc mở khăn vải điều lấy ra tấm hình mà ông đã kính cẩn và kỹ-lưỡng gói vào như ảnh của bà Cửu-thiên huyền-nữ hay của ba ông tướng tàu: Quan công, Quan Bình và Châu Xương. Vị-xuyên nhìn thấy ba bạn khăn áo chỉnh-tề, bệ-vệ ngồi ngang nhau, người nào cũng lưng thẳng, ngực phồng đủ cả hai tay, mười ngón, trông rất chăm-chỉ nghiêm-trang. Bỗng ông nhếch một nụ cười. Ba ông đồ bấy giờ mới giật mình. Không nói ra, ai nấy đều hiểu là mình vừa làm một chuyện hớ! Cậy Tú Xương đề ảnh, chỉ tổ làm cái đích cho ông bắn những mũi tên độc kia. Ba ông muốn rút lui, nhưng đã chậm quá rồi. Lanh như con hổ vồ mồi ông Tù đã cầm bút vạch ngay sau lưng bốn hàng chữ nôm. Ba ông bạn châu đầu lại, lo-lắng mà tọc-mạch, đọc lên như thế này:
Tú xương thường hay liều-lĩnh; không tiền mà vẫn về chơi xóm ả đào. Người ta trọng đãi ông, vì ông là một nhà thi-sĩ tao-nhã, ăn nói vui vẻ, lại hay cho chị em nhiều bài hát ý-vị thâm-trầm. Nhưng mà hát chịu mãi thì cũng bất tiện cho chị em, vì bà chủ; bà chủ hẳn không ưa lắm. Mối tình của khách giang hồ có chăng chỉ đối với bạn hồng nhan, thừa đâu đến bà chủ, để bắt bà chịu những thiệt thòi ấy, tình là cái mồi để câu một thứ khác, kêu hơn, nặng hơn kia: tiền. Cho nên người ta đã quết-định phải đến lượt ông Tú chịu thiệt một bữa. Bữa ấy là bữa ông mất cái ô tây:
Hay nhất là sự ông đã hiểu vì sao ô mất, và ai lấy mất ô. Những cử chỉ khả nghi của người bạn một đêm:
Với lại:
Đủ chứng cho ông rõ. Nhưng nhà thi-sĩ không cần để ý đến chuyện nhỏ-nhặt ấy ; thương-tiếc, tức-giận, sợ bà Tú hay chăng ? Nào ai biết! Nhà thi-sĩ chỉ than một câu, nó tình-tứ biết bao ? ý-vị biết bao ?
Thật là cứu được cả sĩ-diện, mà tỏ ra một người si, ngoài chữ tình, không thèm kể một vật gì, dù là một cái ô tây cũng vậy!
Lần khác, để chế-diễu ông Đốc-học trong tỉnh, chính ông Đốc có những vết lang ở cổ đã được nói đến ở một trang trên, thi-nhân chỉ lơ-lửng tặng cho một bài thất-ngôn tứ-tuyệt, văn-khí khoan-hòa, tư-tưởng tao-nhã, mà nghiệm ra thật "đau quá đòn thù, rát hơn lửa bỏng" nữa:
Lại xem bài sau này làm tặng một ông phòng-thành tên Pháo, ông Phòng "Thành đen kịt" ấy, mới biết rằng về những món tiểu-xảo, ông Tú xương chẳng thiếu món nào:
Ai thạo cờ tam cúc, đọc lên đủ hiểu ông nói cái gì rồi! Thật là một bài đố ngộ-nghĩnh mà ông Thành Pháo giá có xem đến, tất phải phục lăn cái trí xảo-quyệt của vị thi-sĩ Nam-thành.
Tam-nguyên Yên Đổ là bậc cự-phách trong làng thơ thủa bấy giờ, đọc đến bài này cũng phải thán-phục lắc đầu mà than rằng:
"Vị-xuyên thật có thi-tài quán thiên-hạ, tiếc vì không có phận mà thôi!"
Lại xem như hai câu rốt của bài "ông cò" đã chép ở mục trên, thật là châm-phúng một cách cay nghiệt độc-địa có thể làm chết điếng người đi:
Hoặc hai câu rốt của bài "gửi ông Ấm Điền" sau khi đã hết sức ca tụng cảnh-ngộ phong-lưu của bạn, nào là:
Cùng là:
Mà ông lại còn hạ một câu ác hại như thế này, nó càng có thêm vẻ tự-nhiên bao nhiêu, càng thành-thật, mộc-mạc bao nhiêu, lại càng cay-chua thấm-thía bấy nhiêu:
Vị-xuyên còn có tài hạ những câu thơ không tục một tí nào để diễn những ý-nhĩ hết sức tục.Thí-dụ như bài chế cậu công-tử kia ở Nam-thành, đồng thời với ông, mặc dầu cha đã qua đời rồi, mà cậu vẫn cứ lên mặt, thường thường đi đâu cũng có tráp, điếu, lính hầu vênh-vang tự-đắc. Có bà mẹ cậu hay đi lễ-bái ở chùa Phù-lương mà lại dan-díu tư-tình cùng chú tiểu chùa ấy. Ghét mặt, Vị-xuyên làm hai câu thơ chế cậu Ấm kiêu-căng nọ:
Thật là kín-đáo mà mạnh-mẽ, tao-nhã mà cay-độc gớm-ghê! Người ta không thể thần-tình hơn nữa!
Ngót nửa thế-kỷ sau, chúng ta họa chăng mới có một người, một thôi, theo đòi "trường trào-phúng" của Trần tế Xương đã thiết lập ra: tôi muốn nói đến tác-giả cuốn Giòng Nước Ngược, Tú Mỡ! Thế là chưa kể rằng chúng ta ngày nay được bao nhiêu khoa học âu-tây mở-mang trí-não, cách lập ngôn theo phương-pháp luận-lý khôn-khéo ra thế nào, những tư-tưởng mới mẻ sinh theo luồng sóng văn-minh mới, rộng-rãi, cao-xã, thâm-thúy, phức-tạp đến thế nào ? Xem thế, ta phải phục tài ông Vị-xuyên, một người sống ở thế-kỷ trước!

XI- Lối thơ khẩu-khí

Các nhà văn-hào ta xưa nay hay bắt chước nhau làm một thể thơ gọi là thơ khẩu-khí, nghĩa là trong ấy hơi văn, lời nói tỏ rằng tác-giả có khí-tượng lớn-lao. Đến phải vịnh một vật gì, dù là vật đê-tiện tồi tàn, họ cố tìm ra những câu bóng-bảy cao-xa, làm thế nào cho vật ấy hóa ra uy-linh cao-quí. Nhân thế bọn văn-nhân xưa có cách phê bình rất hàm-hồ,vô-lý: chỉ nghe giọng văn, họ tự-phụ đoán biết tương-lai số-mệnh người làm ra văn. Người ta đã biết Cao bá Quát bị chém chết. Thế là những việc ông ta làm khi còn học-trò, hay khi đã làm quan ở Triều-đình Huế, nhất nhất đều bị họ dấn cho cái khẩu-khí làm giặc. Sau khi ông và Cao bá Đạt chia nhau đỗ đầu và thứ nhì khoa thi Hương năm 1831, vua Minh-mệnh ra một câu đối:

Ông Quát ứng khẩu đối:
"Các quan trong triều đều bằng vào cái khẩu-khí ở trên mà đoán trước rằng sau này ông sẽ là một tay đáo để". Hay ít ra, ông Nguyễn tường Phượng khảo-cứu thấy vậy, rồi diễn-thuyết ở Hà-nội, ông nói lại như vậy. Phần tôi trong vế đối ấy, tôi không thấy chỗ nào là có khẩu-khí tỏ ra "một tay đáo để" cả. trái lại, tôi tưởng rằng đó là một lời nịnh rất khôn-khéo, rất thần tình, rất "mẫn tiệp", tỏ ý muốn làm đẹp lòng vua, khác nào những câu nịnh hót của những cận-thần triều vua Louis XIV. Bằng-chứng ở chỗ ông Quát sửa câu đối ở điện Thái-hòa:
Mà ông đổi làm
Thì ông rõ là một người hết sức giữ gìn thượng-hạ tôn-ti, yêu trật-tự, kính trọng lề cũ lối xưa, nhất thiết trung thành với chính-thể quân-chủ, đâu là khẩu-khí của một kẻ phản-nghịch Triều-đình ? Cập-kỳ ông dấy loạn bị bắt, nhốt trong cũi, ông có ngâm hai câu
Hai câu ấy, tôi đố ai dám khen là có khẩu-khí đế-vương, tuy ai cũng đã thấy rõ-ràng những "Đế" cùng "Vương" cả đấy? Vì sao? Là vì ai cũng biết rằng chỉ mấy phút sau là ông ta đã bị "một lát gươm đưa bỏ mẹ đời "!
Lại như hai câu người ta bảo của Lý công Uẩn đã ứng khẩu, khi còn nhỏ, bị thầy học trói co chưn suốt đêm, để phạt tội lười
Ở đây, người ta lại quả quyết là giọng văn có khí tượng Đế-vương! Kể cũng không lạ, vì người ta biết nhà Lý đã lên ngôi Nam-đế. Nếu Lý công Uẩn chỉ là một anh sãi nối nghiệp thầy Vạn Hạnh, hẳn không ai đếm-xỉa đến làm chi, hoặc không bao giờ có câu ấy nữa. Nhưng ở chỗ nào ? Sơn-hà xã-tắc là cái gì ở đấy mà sợ duỗi chưn đổ xiêu đi ? Ở trong một phòng học, bất quá chiếc ghế, bộ ngựa cái yên, mấy chồng sách là cùng. Hoặc nữa, nói cho hết lý, giả sử trò Uẩn lười kia bị buộc gần một non-bộ, có đủ núi, đủ sông, như những vật ấy sao dám gọi là xã-tắc ? Nếu cứ thế mà gọi là khẩu-khí, thì anh hay tôi đều có thể nói nghìn vạn cái khẩu-khí hơn.
Trên kia là chuyện khẩu-khí đế-vương. Bây giờ lại có thứ khẩu-khí khiêm-tốn thực-thà hơn: người làm thơ chỉ mong giật lấy cái bằng Hương-cống (cử-nhân) cỏn-con, làm một viên quan nho-nhỏ, rồi dần dần, nhờ thời gian, nhờ vận đỏ, lên đến chức trọng quyền cao. Vịnh bài thơ "mèo bắt chuột" anh ta nói:
Nhưng chín mươi phần trăm bài thơ khẩu-khí đều thổ-lộ ra giọng một bậc trung-thần, suốt đời chỉ mong đem tài thao-lược báo đền ơn vua nợ nước, và một con chó đá, thi-nhân cũng cố sao cho ra khí-tượng một ông quan dốc lòng thờ chúa! ta xem đây:
Các bạn có biết vì sao mà như vậy không? Những bài thơ ấy đích là của mấy anh đồ kiết-xác, riêng mình đã không có tư-tưởng tự-do, cao-thượng, lại sống vào một thời-đại quân-chủ chuyên-chế, phi cách xu-nịnh chính-phủ đương thời, thì khó mong chen chưn vào trường danh-lợi. Mà cái nguyện-vọng duy-nhất của kẻ nho-sĩ là một ông quan. Cho nên, trước khi làm được, họ đua nhau làm thơ khẩu-khí, để có dịp trải mật phơi gan cho người ta biết, để rao to cả bốn phương trời là mình một lòng trung-thành, bình-sinh quyết chí giúp nước phò vua.
Sự nịnh hót vô cớ ấy đã thành một cái lệ, một cái phong-tục. Trong khoa-cử, như về món văn-sách chẳng hạn, bất-luận đầu đề ra thế nào, cho dẫu trước muốn nói trời đất gì gì, văn bài của học trò sau hết phải kết-luận bằng lời khen-ngợi những triều vua hiện-tại, mà bao giờ cũng phải cho là thịnh-trị thái-bình. Cũng như các vè, các truyện, đoạn đầu phải để dành cho việc tán-tụng nhà vua.
Tôi lại nhớ đến lối hát tuồng cổ của ta, trong ấy các tài-tử, mỗi khi ở giữa sân-khấu, hát đến chữ gì hình-dáng về vua chúa, thì phải chấp hai tay đưa lên ngang mày, tỏ ý sùng-thượng, kính-cẩn, thậm chí nói đến những chữ Hoàng-gia, Trào-ca, Nhà vàng, Bệ ngọc v.v... họ đều phải chắp tay đưa lên cả.
Nay hãy nhắc lại mấy nhà thi-sĩ có tiếng xưa kia: như Lê Thánh-tông chẳng hạn. Ông này đã nổi tiếng thơ hay vì những khí-tượng đế-vương đài-các. Nhưng tiếng ấy, tôi tưởng là lạm-hưởng mà thôi, vì các cách khẩu-khí như trên đã giải, đã là những điều cần phải vứt bỏ đi, thì còn gì trong thi-văn Hồng-đức nữa ? Ta thử lấy vài câu trong bài vịnh "Bồ nhìn". Sau khi mở đầu bằng một giọng diệu vũ giương uy, một câu xướng của anh tướng phiên hay kép núi trong tuồng cổ:
Tác-giả tả hình-dung, nói rõ tài tiễu-trừ muông chim, tính khinh-thị người, gọi chẳng thèm thưa (gọi mà thưa được, họa chăng có tác giả đội nón mang tơi, thân hành ra đứng làm con bồ-nhìn) rồi tác-giả kết luận một cách vô ý-thức:
Thật là sáo! Sáo đặc! Tôi sẽ nói ra thế nào ở mục sau. Còn như tả một thằng ăn-mày mà nó thành ra một nhà triệu-phú, ngao-du khắp thiên-hạ để thưởng ngoạn phong cảnh ; ra một người, mà về cảnh-ngộ, ai nghe cũng chỉ mong được đến như thế là cùng, thì còn chân-lý ở đâu, nhân-đạo ở đâu nữa ? Lê Thánh-tông há lại ác-nghiệt tàn-bạo đến thế ư ? Tôi không quá lời, ta xem đây:
Phong-lưu tài đởm như vậy thì không hiểu cái anh dân nước Tề trong sách Mạnh-tử kia điên gì lại không chịu nói thật quách với hai chị vợ rằng mình làm được đến ăn mày, chẳng oai hơn là cứ hằng ngày xách bị đi xin, tối về nói dối là đi thăm ông Công nọ, ăn ở nhà ông Khanh kia cho hèn chức-phận mình đi ? Nếu ta đem bài thơ ấy đọc cho bọn ăn mày nghe, phỏng như hiểu được, họ không khỏi mắng cho. Họ sẽ gân cổ bảo:
- Nói bậy! Này các ông xem: da bọc xương, suốt đời không ăn được một bữa no, trời rét lạnh đứt ruột, nằm ở đầu cầu xó chợ, không chiếu, không chăn, không áo! Nam, bắc, đông, tây phải đi mòn chưn mỏi gối, chỉ để xin lấy mìếng cháo thừa,, mảnh giẻ rách. Trẻ già trai gái có kiêng, chỉ vì họ gớm, họ rẫy-ruộng, họ coi chúng tôi như những tên phong, tên hủi; họ sợ thối, sợ tanh. Hay là họ sợ trộm mất của họ đi. Các ông giàu-sang ở trong cửa kín lầu cao, đã hết thức chơi đâu mà đem chúng tôi ra nhạo-báng, làm trò cười ? Vô nhân-đạo! Vô lương-tâm!
Nếu trong cả nước, ai nấy đều bỏ địa-vị mình để giành cho kỳ được cái địa-vị sang-trong, đáng ganh như địa-vị người ăn mày mà LêThánh-tông đã tả, thì không biết là ông sẽ là ông vua gì trong cái giang-sơn hiển-hách của vị anh-hùng đất Lam-sơn đã để lại cho ?
Nói tóm lại, lối văn khẩu-khí là một lối văn giả-dối, và người làm ra nó đã lợi-dụng một đời ngu-độn, khờ-khạo, dễ lường-gạt, để lòe bằng những cái trá-ngụy, để người ta phải kiêng-nể mình, kính-trọng mình khi nghĩ đến địa-vị, đến cảnh-ngộ bông-lông bịa-đặt sau này của mình! Lối văn khẩu-khí che lấp sự thực, bôi lọ chân-lý một cách xấc-xược, tàn-bạo, cẩu-hạnh. Trần tế Xương, một nhà thi-sĩ tự-do, mà cũng rơi vào cái tệ ấy. Tiếc thay!

XII- Những vết bẩn trên bức tơ

Tú Xương, một kẻ hàn-nho, suốt đời đau khổ, có khi cũng lấy giọng đài-các, khẩu-khí. Cái ấy không hay gì cả, nhất là không hay cho danh tiếng, cho vinh-dự ông. Trong bài " gởi cho bạn ở tù ", ông đã rơi vài lối tầm thường, ông đã bắt-chước người ta nói khoác, ông làm mất cái chân-tướng của ông, chân-tướng tự-do, cường-trực:

Tôi muốn ép-uổng tự bảo rằng bài ấy chẳng qua để diễu một người bạn, và Tú Xương xưa nay vẫn có tình khôi-hài, ông muốn bông-đùa với bạn, mong giải khuây nỗi buồn người tù trong khám, thì bài ấy, nếu chẳng có ích, cũng không đến nỗi hại.
Nhưng không! Chúng ta không nên tha thứ những cái sáo đặc, những điều nhỏ-nhen, đê-hèn, tiểu-nhân, nhất là khi nó sản-xuất do một kẻ nổi tiếng trượng-phu ngang tàng. Thì còn chán gì bằng nghe những ý-tưởng trong hai câu:
Nó chứa rặt những ý-tưởng trưởng-giả, luời biếng, ty tiện, nguyện-vọng bình sinh của người hèn-nhát!
Lại như:
Thì có vinh quang gì sự quan trên biết mặt! Cái tâm-địa ấy, ta phải đánh đổ đến cùng. Còn dùng mấy chữ:
Tôi rất phiền lòng mà thấy những vết nhơ-bẩn ấy trong sự-nghiệp hiển-hách của Trần tế Xương! Trong lịch-sử văn-học, ta không cần có những hai Lê Thánh-tông, những thi-văn khẩu-khí như tập Hồng-đức, nó đương nhiên đã bày ra một thể văn ngộ-nhĩnh, đặc-biệt cho văn-giới nước nhà, không có nước nào có nữa. Nhưng chừng ấy vừa đủ, đã đủ lắm.
Như trên kia đã nói, hễ một người làm mất bản-tướng mà rơi vào chỗ vi-tiện thường tình thiên-hạ, tức là người ấy làm mất luôn cái chân giá-trị của mình, vì bao giờ cũng vậy, cái hay, cái quí chỉ vì hiếm, vì khác tất cả mọi vật, mới là hay là quí.
Vịnh bài thơ "tát nước", Trần tế Xương đã đè dẹp cái chân-tướng ngang tàng của ông mà dùng một điệu văn ngàn vạn anh đồ hủ đều dùng. Thoạt mới vào đã là mấy câu sáo:
Tả những cảnh không nhất-định, trong những thời-kỳ không nhất định, đương ở một cảnh yên-vui, mà phóc ngay qua chuyện giông-tố, sấm-sét, để nhảy về một chỗ mát-mẻ êm đềm:
rõ là cách đóng tiếng ghép vần cho đủ âm-điệu, không kể gì đến ý-nghĩa, đến luận-lý. Hai câu sau này mới thật là sáo đặc:
Cả bài, trừ câu thứ bảy ra không nói gì đến việc tát nước, và đều thích-hợp cho tất cả các việc làm đêm ngoài đồng-nội như chăn trâu, soi ếch, canh dưa, chơm cá, vân vân...Cái khéo vặt trong bài này, là ở nơi chữ Nước dùng hai nghĩa, nghĩa bóng và nghĩa đen: cùng là khẩu-khí đấy! Trên kia chúng ta đã thấy câu của Lê Thánh-tông, trong bài "bồ nhìn":
Nếu dư công tìm-tòi, ta sẽ thấy hàng vạn câu dùng chữ Nước một cách điếm-đàng như thế.
Lại còn câu chuyện đãi tiệc của ông Ích Khiêm ai lại không nhớ. Hồi ấy quốc-sự rối tung, biến ở trong, lọan ở ngoài, người chí-sĩ nhìn thời-cuộc phải căm-giận đau phiền . Một hôm nọ, ông Ích Khiêm làm tiệc đãi cả bá quan văn võ . Đồ ăn rất mặn. Tiệc xong, ai nấy đều gọi uống nước. Nhưng đợi mãi cũng không có. Thì ra ông Khiêm đã ra lệnh cấm dọn nước, để ông có cớ mắng người nhà:
Chúng ta vừa thấy mỗi một chữ Nước mà người ta dùng tràn-đìa như vậy, thì phỏng cách dùng còn giá-trị gì ? Bài thơ "tát nước" thật không xứng đáng chút nào với thiên-tài lông-lẫy của nhà thi-sĩ Vị-xuyên.

XIII- Một cái án nặng chưa từng có trong các hình-luật

Tôi không nhớ đọc ở sách nào, hay nghe một người nào kể lại cái câu chuyện hình-phạt dưới âm-ty, câu chuyện tuy khôi hài, huyền-hoặc nhưng cũng đủ mô-tả cái thực-trạng một cách xác-đáng rõ-ràng. Câu chuyện ấy như hế này:
Anh chàng nọ lúc sinh thời phạm nhiều tội ác. Sau khi chết, phải ra đối-nại trước Toà-án Diêm-vương. Tập hồ-sơ nặng-nề, trầm-trọng lắm. Cưa xương, róc thịt, nung lò lửa, thả vạc dầu, cho đến tất cả các thứ gia-hình ghê-gớm nhất mà ta có thể tưởng-tượng, thảy còn nhẹ đối với những tội ác anh ta đã gây nên . Bắt anh ta phải chết lại một lần nữa, chẳng hóa ra làm cho anh ta sung-sướng đi mất! Các ông mặt sắt đương còn bới óc suy-nghĩ, thì có một ông đứng dậy tâu rằng: Hạ-thần có cách này mới xứng-đáng tội-trạng của bị cáo-nhân: là cho hắn sống lại ,
Đến đây thì cả cử-tọa, từ quan Chánh-án là vua Diêm-vương, cho đến tên lính hầu là thằng Quỉ-sứ đều cười rộ lên để nhạo-báng ông quan đã tuyên cái án kỳ-quặc ấy. Ông ta phải giảng rằng trên nước Việt-nam, đỗ tú-tài vẫn chưa được bổ-dụng, mà danh-vọng một ông Tú đủ bắt ông ta không được làm một việc lao-động cỏn-con nào; thêm nỗi đông con thì tất cả nhà phải ôm nhau nhịn đói. Lúc bấy giờ ai nấy mới hiểu rõ, đâm ra cười rũ-rượi. Lần này hẳn cái cười vui-sướng tán đồng .
Trần tế Xương cũng là một ông Tú-tài thất-nghiệp, cũng phải cái nạn đông con, suốt đời chỉ lao-đao lận-đận, đau-khổ như đang chịu cái hình-án vừa kể ở trên. Và tôi chắc rằng các bạn cũng như tôi, hễ đã biết qua đời ông Vị-xuyên, hẳn đều có cái hội-ý bất kính ấy .
Là một nhà nho-sĩ, lấy bình-thường mà nói, cái hy-vọng tối-cao, cái hy-vọng duy nhất là sự thi đỗ làm quan. Thế mà ông Tú Xương, trong hơn hai mươi năm trời, luôn tám khoa, đều hỏng cả, họa chăng chỉ được một cái bằng Tú-tài nho-nhỏ, nó càng hại ông, ngăn-trở ông trong việc sinh-nhai lao-động. Hẳn có người cho thế là hèn nhát, trách ông đã mang tấm thân tu-mi nam-tử, chẳng nuôi vợ con thì chớ, lại còn làm con ký-sinh-trùng, ăn-chơi phá-hoại. Tôi tưởng lời quở-trách ấy khí quá đáng, và có oan cho kẻ lưu-lạc giang-hồ.
Sinh ra trong một xã hội mà bao nhiêu công việc lao-động đều về phần đàn-bà và bọn đàn-ông ngu lỗ, trong một thời -đại mà người ta rất trọng, chỉ trọng một cái nho học, ai đã lỡ làm nho-sinh, tức là đã nhận ngầm cái địa-vị "ăn lại nằm"; không được kiếm tiền bằng cách dùng quản bút và học-lực của mình. Sự ở nể, thành-thử đã thành một cái vinh-dự. Ai ra làm việc lao-động, tức là đã nhận lấy tiếng đê nhục về mình, đã chịu đón rước những sự khinh-dể vì ngu-xuẩn, vì dốt-nát, vì u-mê. Con nhà nho không được nắm cái cày, cái cuốc. Dư-luận đối với họ rất là cay-nghiệt, nghiêm-khắc. Trong lúc địa-vị quan và dân phân biệt nhau như trời với vực, dư-luận không chịu để cho một người hôm qua còn đẩy con trâu ngoài đồng ruộng, mà hôm nay lên cầm cân pháp-luật, làm chúa tể cho hàng nghìn, vạn, ức người. Cái thời-kỳ Y Doãn, Điền Đang đã xa lắc, xa lơ,tịt mù trong lịch-sử.
Ra giữ một địa-vị danh-vọng, phải là một người đã sẵn có danh vọng. Cái tình thế ấy đã bắt buộc bọn văn-nhân phải mặc áo lụng-thụng, để búi tóc, cho móng tay ra dài cuốn đuôi heo. Thậm chí có kẻ không biết làm gì, phải tự trồng lên da giống bệnh ghẻ, để gãi cho qua ngày tháng. Các bạn cười, vì các bạn không đồng sống một thời-kỳ với họ. Họ đã dành cái bệnh mà chúng ta cho là ghê tởm ấy, làm vật sở hữu, quí-báu, tốt đẹp của mình. Cho nên dù ông Tú Xương có liều chịu chưn bùn tay lấm mà làm ăn, trước dư-luận bao giờ cũng chực sẵn để mỉa mai, dày vò, vùi lấp những người khốn nạn; ông cũng chẳng có gan nào. Dẫu cho ông có phát cáu tự bảo:
Chẳng qua là trong lúc bực chí mà nói vậy thôi, chớ biết khổ, nhà thi-sĩ cũng đành bó tay chịu khổ. Cảnh ngộ này cũng giống như cảnh-ngộ của nhiều nhà quí-phái Pháp về thế-kỷ thứ XVII, XVIII. Ôm những bức tường đổ nát của cái lâu đài thiên-cổ mà cha ông để lại từ mấy mươi đời và một cái danh nhà to-tát lẫy-lừng, những người khốn nạn ấy đành nhịn đói, chờ chết, chớ không thể ra giành với dám thường dân những công việc bằng tay!

| |
Chú thích: