Trông giòng sông Vị
(Văn-chương và thân-thế Trần-Tế-Xương)

IV- Ông Tú Xương

Vào khoảng cuối thế-kỷ thứ mười-chín trong làng thơ Bắc-Việt, ít ai không biết mặt cái anh chàng đẹp trai. Quanh năm phong vận, áo hàng tàu, khăn nhiễu tím, ô lục-soạn xanh, quần tố-nữ, bít tất tơ, giày Gia-định bóng... lẩn-quẩn ở mấy chỗ hàng Thao, phố Mới, chốc chốc lại ngước mặt lên trời nhìn đám mây xanh mà cười một mình; nụ cười có khi khinh-khỉnh như ngạo đời, thị người, lại có khi xinh-tươi như đưa tình cho một bóng yêu trong mộng!
Cái con người phong-lưu, hay trông vào, ai cũng tưởng phong-lưu ấy, đã tự vẽ cái hình-ảnh của mình trong một bài tự-thuật như thế này :

Hoặc là bài :
Hoặc ở trong bài "Phú Thầy Đồ", trong ấy bức chân-dung của ông tự phác-họa ra lại càng rõ-rệt.
Con người ấy, nên nói ngay bây giờ, không phải sinh ra để hưởng những sự phong-lưu sung-sướng như ta có thể tưởng lầm. Người ấy đã chịu mọi sự thống-khổ nặng nhất ở đời! Những lời ông ta nói, những việc ông ta làm, đều là mâu-thuẫn với sự thực-tế, với cảnh-ngộ gia-đình, với thân-thế ông. Đó là những điều mà chúng ta sẽ thấy rõ trong những mục sau này.
Ông Tú Xương, kể về cái tính ăn-chơi liều-lĩnh, thì thật không ai dám bì :
Cái tính gàn-dở, bướng-bỉnh ấy đã bắt ông làm cái đích cho lời mỉa-mai của thiên-hạ; câu ca-dao sau này đã chứng thực sự đó :
Nhưng nào ông ta đã lấy những điều ấy làm nhục ? Chẳng những thế, ông lại còn cho là đúng với tính-tình của mình, và chứng-nhận cái thực-trạng ấy trong một bài phú đắc :
Nghiện gì thì nghiện, chớ đến nghiện món cao-lâu thì thật không phải là người tầm-thường!
Nhưng mà nói ăn chơi là nói vậy, chớ cái liều-lĩnh, bướng-bỉnh ấy chẳng qua là để cho khuây những nỗi đau thương trong một tấm lòng ưu thời mẫn thế. Là một thi-sĩ, cốt-khí đa cảm, đa sầu; nỗi nước, nỗi nhà, đã phải trông thấy những điều không như nguyện; lại thêm chung đụng với một xã-hôi đê-hèn, ích-kỷ, những chuyện chướng tai gai mắt là chuyện xảy ra hàng ngày, hàng giờ, người có tính khí khảng-khái ngang-tàng, sao cho khỏi trông đời bằng một con mắt bi-quan, ân-hận.
Chính ở nơi sinh-trưởng của ông, ở chốn chôn nhau cắt rốn, nơi người ta thường phải có nặng cảm-tình hơn đâu hết, mà đối với ông, cũng chỉ là một chỗ tụ họp của những điều ô-trọc ti-tiện, của những cái xấu từ hình-thức cho đến tinh-thần:
Thành đây là ông Phòng Thành, coi việc vi-cảnh ở thành-phố Nam-định, tên là Pháo, vốn là một kẻ không học-hành gì, nguyên từ Hà-nội xuống Nam làm ăn, lần lần trở nên giàu có, rồi nhờ được quan trên yêu thương, cho là hộ phố, lên đến chức Phòng Thành. Người ông ta đen thủi, đen thui.
Đốc tức là ông Đốc-học Thiều coi trường Nam-định; ông này mặt-mày nhiều vết lang trắng, trông không ra dạng vẻ một nhà nho phương phi đạo mạo.
cô Bố thì lẳng-lơ dâm-đãng;
Chú Hàn thì lòn-lỏi đê-hèn. Bao nhiêu những người chung quanh mình toàn là thế cả, thì bảo nhà thi-sĩ làm sao cho khỏi bực mình.
Cho nên sau những lúc "vui cười ra phá" tạm thời, gượng-gạo, chỉ tiếp theo, than ôi! những cơn đau-đớn vì nhân-tình.
Còn nói về vấn-đề kim-tiền, thì lại càng chán-ngán:
Khi mình có thì họ làm ra mặt thân để "cài" mình, khi nhắm thế không ăn nhờ gì mình được nữa, thì họ lộ vẻ khinh khi, nếu không trở mặt phản hẳn :
Tuy vậy kẻ đại trượng-phu bao giờ cũng đại lượng, đem bụng yêu người, thương người thì có, chớ không biết trách người, căm người. Đối với những tiểu-nhân, chỉ:
Chớ :
Có chăng chỉ có kẻ sinh ra một tính ngạo đời, không tin ở sự tốt đẹp, hay-ho của đời nữa. Mà hay-ho gì, tốt-đẹp gì được, cái đời ngu-ngốc, giả-dối, a-dua, lòng riêng chỉ lo cầu cho nhau vạn cái rủi-ro khổ-sở, mà ở đầu môi, mút lưỡi thì vẫn nhao nhao chúc cho nhau những phước nọ duyên kia!
Tóm lại, thuần là những lời vô lối, không đâu, biết không thể nào thành hiệu được, mà chúng cũng cứ giả dối chúc cho nhau. Chớ nếu công -việc mà xoay-xở theo lời mình ước-nguyện được, thì chi bằng chúc như thế này :
Như thế mới có ích cho nhau hơn! Trông đời bằng một con mắt bi quan, cay nghiệt như Trần tế Xương, tưởng không còn ai hơn nữa. Nhưng mà, trái với mọi người, cái tính-tình lãng mạn, phóng đãng của nhà thi-hào nó bắt ông Tú Xương không làm một bậc đạo-đức giả, luân-lý quèn, họ vẫn chẳng làm gì nên chuyện, mà đi đâu cũng thở ra những giọng yếm-thế vô nghĩa-lý, hay là, tệ hơn nữa, họ đi ẩn ra ngoài xã-hội, như các vai chính trong truyện tàu xưa.

V- Một nhà đạo-đức khác đời

Sinh vào giữa buổi giao-thời, trong ấy mỗi sự thay cũ đổi mới, nho-sĩ coi như là một lát búa bủa vào bức thành thế-đạo, Tú Xương không thể không đau-đớn bởi những chuyện đương thời.
Lúc bấy giờ, ở trong xã-hội, cái địa-vị được trọng-vọng nhất, cái địa-vị có thể đưa đến cho chủ-nhân-ông đủ mọi điều-kiện vật-chất sung-sướng, ấy là địa-vị ông Phán của nhà-nước Bảo-hộ :

Nhưng mà những ông Phán ấy là những ông gì, tài học các ông ra thế nào ?
Thì ra chỉ có thế, nhưng mà từng ấy kể cũng đã ghê-gớm lắm :
Tình-thế xã-hội như vậy, kẻ trượng-phu phải lấy một cái nhân-sinh-quan nào mà ở với đời ?
Không kêu rên hão, không than khóc huyền, lại cứ lăn-lóc vào cuộc đời; đời buồn, vẫn có vui, đời bạc vẫn không phụ, đời chán vẫn thương yêu; nhà thi-sĩ đã lấy châm biếm, lời diễu-cợt làm khí-giới để chống chọi với mọi lối kích-thích của đời, và nhà thi-sĩ trở nên mạnh-dạn cứng cỏi, quay lại công-kích đời, tự mình gây sự với đời. Không có phái nào, cánh nào trong xã-hội mà không có cái mũi tên của thi-sĩ hài-hước bắn tới.
Như Phật-giáo và những người tuyên-truyền Phật-giáo thì bị ông miệt-thị lắm, tuy ông cũng như tất cả các nhà thâm nho, không phải là không hiểu thấu được cái cao-siêu, cái thuần-túy của tôn-giáo Thích-ca. Xét ra, sở-dĩ ông có những tư-tưởng phản giáo như vậy là vì ông thấy rằng đạo-lý có hay-ho gì mà người thực-hành giả-dối thì cũng vô-ích. Mà còn gì giả-dối bằng những thầy sãi, vừa tu-hành đạo Phật, vừa chủ-trương đồng bóng là cái phái mê-tín dâm-ô của phường vô-lại ? Ta hãy nghe nhà thi-sĩ tả những cái nhí nhắc ghê-tởm của hạng người ấy trong bài : " ông sư và mấy ả lên đồng". Lại tu-hành mà còn miệt mài ở chốn trần ai tục-lụy như cái sư ông chùa Cuối kia, cho đến nỗi pháp-luật phải can-thiệp để mời vào tu nốt -không phải ở chùa nữa đâu- mà ở trong một nhà pha, thì chi bằng đừng tu mà đừng là bậy:
Trước những cảnh-tượng chán-nản ấy, mà còn thấy những cô con gái rủ-rê nhau vào chùa học đạo cùng các sãi, thì ai dám tin rằng có một ngày kia, những vị cân-quắc anh-hùng ấy sẽ thành chánh-quả cả ? Chẳng qua chỉ để thương, để tiếc, để ganh cho bọn mày râu phàm-trần.
Hình như Vị-xuyên có một mối ác cảm riêng đối với thầy tu mà khi nào ông cũng gọi là "trọc đầu" như trong bài "ông sư và mấy ả lên đồng" ta vừa đọc ở trên, đã có câu:
Khi vui nói thế cho đành, đến khi buồn, tẻ ngắt tẻ ngơ, không có ý gì khôi-hài cả mà thi-nhân cũng không quên châm-chích con người vô hại ấy.
Có người bảo rằng mối ác cảm ấy của Vị-xuyên chỉ sinh ra từ ngày ông vay nợ một nhà sư mà không được. Nhưng tôi tưởng rằng một bậc chí-khí ngang-tang như Trần tế Xương không bao giờ nhỏ bụng đến thế, mà trái lại, sự thất bại của ông trong việc vay sư, có lẽ chính vì cái tính khinh-thị cửa thiền của ông đã khiến cho nhà sư nào đó ghét mặt mà không cho vay, cái đó cũng không biết chừng. Dù thế nào mặc lòng, bài "vay nợ sư" sau này thật là một bài châm-chọc cay-nghiệt đáo để:
Cái tính ưa chế-nhạo nhà sư không phải chỉ riêng ông Tú Xương mới có. Một nhà thi-sĩ cùng thuộc một phái với ôngTam-nguyên Yên Đổ, cũng hay bỡn thầy tu lắm. Ông có bài "vịnh sư".
Đã bỏ sự giáo lý tinh-thần mà cho là giả-dối, đã thấy cái gì cũng chán-nản đến nghi ngờ, nhà thi-sĩ lấy cuộc ăn chơi thích chí làm mục-đích khuông-khoa cho cuộc sống dở của mình. Đối với Vị-xuyên, cái thú vui là ở nơi sự chơi ả-đào, tứ là cái thú của nhà sang-trọng, của người thượng-lưu, học-thức, riêng dùng một món văn-chương; nó có thể gọi là thú tinh-thần trong thú vật-chất. Nhà thi-hào hằng ngày vẫn ca ngợi điều đó trong nhiều bài tuyệt bút :
Cho nên, hễ khi nào ông ta rỗi-rãi buồn tình, thì đã lại lần mò xuống hàng Thao, phố Mới:
Cái quan-niệm "Vô tận kho trời" ấy đã sinh cho nhà văn-hào cái tính hào-phóng, bướng-bỉnh, không kể ngày mai; nhưng nói cho đúng, kho vô tận ấy nào phải của trời đất gì đâu ? Mà chính ông Tú Xương cũng đã bao phen nhận thấy ở chỗ nào rồi! Kho vô tận ấy, chính là bà Tú Xương vậy!

VI- Bà Tú Xương

Trên đây không đầy nửa thế-kỷ, ở xã-hội ta còn có một hạng đàn-bà mà công-việc gánh-vác gia-đình là một cái trách nhiệm, một cái bổn-phận- hay nói cho đúng, vì trách-nhiệm có hàm một ý-nghĩa cưỡng-bách ở trong- hơn thế nữa, công-việc nuôi chồng, nuôi con, đã thuộc về phong-tục. Người đàn bà khi lấy chồng, đã nhận ngầm cái trách nhiệm ấy, nhận một cách vô tư, thản nhiên. Anh chồng chỉ chờ người ta nuôi cho lưng dài vai rộng, để mà "ăn no lại nằm". Tôi nói gì ? nằm thì còn hay lắm, vì như Tú Xương, thì chẳng bao giờ chịu nằm, mà khi chiếu hát, khi ca-lâu, ngoài cái tiền cho ông ăn sướng mặc sang, lại còn phải cung-cấp cho ông đi đập chầu, uống rượu và đãi-đằng anh em.
Ở trong một thời đại sùng-thượng khoa-mục, và chỉ những người có khoa-mục mới được người ta sùng-thượng, mỗingười vợ đều có mối hy-vọng tối-cao là lấy cái vinh-dự ở nơi đỗ-đạt của chồng. Nhà danh-nho Lê Quí Đôn đã rõ cái tâm-sự, cái nguyện-vọng duy-nhất của người thiếu-nữ Việt-nam xưa, trong một bài văn-sách, có mấy đoạn như thế này :
Vì thế mà người đàn bà nào cũng vui lòng chạy ăn chạy mặc, nuôi chồng, nuôi con, cực khổ bao nhiêu cũng không quản. Vì thế mà sinh ra chế-độ đàn-bà làm việc thế đàn ông, mà ta đã xét thấy ở nửa thế kỷ trước trở lên. Cũng như sau năm 1900, nho học không dùng nữa, khoa-cử bị bãi bỏ, người ta xoay về chữ Pháp, học ít lương nhiều, công-danh dễ đạt, thì lại sinh ra hạng đàn-bà dựa lưng chồng như ta đang thấy ngày nay. Năm mươi năm sau, tức là cái phục thù cho nam-mươi-năm trước. Có ai trách các bà ngày nay là ký-sinh-trùng của những đức phu-quân, các bà cứ việc giở sử ra mà nói :
- Ròng-rã luôn mấy thể-kỷ trước, chúng tôi đã làm-lụng thế các ông. Bấy giờ chúng tôi mới nghỉ mệt chưa đầy nửa thế-kỷ, đã chi mà các ông xét nét với phàn-nàn ?
Giả sử có vợ ai mắng chồng như thế, nghĩ đến bà Tú Xương, chỉ nghĩ đến bà Tú Xương, người này cũng nên cúi đầu yên-lặng.
Bà Tú Xương ?
Có những người đàn bà sinh ra để mà cầm thanh kiếm, cưỡi cổ voi, quản-đốc hàng vạn hùng binh, đánh thành này, thâu lũy nọ. Những vị cân-quắc anh-hùng ấy danh tiếng lẫy-lừng trong lịch sử. Lại có một hạng phụ nữ -mà ta đừng tưởng rằng hạng này nhiều hơn - sinh ra chỉ để cầm cán chổi, coi bầy lợn, xem công việc ngỡ là không oanh-liệt không vinh dự bằng, nhưng kể ra công trạng họ đố với tiền đồ, với tổ-quốc, với văn-minh, không phải là nhỏ thua đâu. thế mà hạng người ấy, không ai thèm đếm xỉa đến. Vì sao lại có sự thiếu-sót bất công ấy ? Vì sao lại có cái thiên-vị ấy ? Tấm lòng sùng -thượng của người đời lắm khi cũng còn sai-lạc hoặc cẩu thả lắm thay!
Đó là những tư-tưởng nó đến trước hết trong trí tôi, mỗi khi tôi nghĩ đến bà Tú Xương.
Sinh trưởng trong gia cảnh thôn-dã êm-đềm, trong bầu không-khí trong-sạch bao-bọc làng Phù-nghĩa, thuộc huyện Mỹ-lộc, bà Tú Xương là một người có tất cả các đức-hạnh của người đàn-bà theo lý-tưởng Khổng-giáo. Có mà không tự biết. Cái hay, cái cao-thượng là ở chỗ đó.
về dung mạo, thử tưởng tượng một người thiếu phụ mặt-mày không có cái vẻ đẹp lộng-lẫy nguy-nga như các tiểu thư ở chốn đài-các thị-thành, nhưng cũng rất dịu-dàng, rất đoan-trang, rất tươi-tắn. Vì làm ăn lam-lũ, người ấy đã mất nét diễm-lệ thướt-tha; không có cái thân hình dong-dỏng, ẻo-lả "bồ liễu", nhưng cũng không vì thế mà hóa ra thô-tháp, quê-kệch. Trái lại, nước da bao giờ cũng giữ được màu non-nớt, trắng-trẻo, mịn màng. Chiếc hoa dại mọc ngoài đồng nội, giữa một vùng quang đãng bao-la, cho dẫu phải dãi dầu với nắng, mưa, sương gió, bao giờ cũng hơn chiếc hoa yểu-điệu, thanh-bai, sặc-sỡ, trồng trong chậu hay trong bồn. Vả chăng, chính nhà thi-sĩ cũng đã có vẽ bức chân dung của vợ. Ta hãy nghe :
Nếu như ông Tú Xương chỉ rặt những "áo hàng tàu, khăn nhiễu tím, quần tố-nữ, bít-tất tơ" và những "giày dôn chân diện, ô tay cầm", nếu ông Tú Xương chỉ lăn-lóc ở trong chốn hồng-lâu tửu-điếm, thì người thiếu-phụ kia lại lại "thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng" lặn-lội ở đầu ghềnh cuối chợ, buôn tảo bán tần, để gánh-vác gia-đình thế cho ông Tú.
Người ấy lấy chồng không phải vì tham những bả vinh-hoa như ông Lê quí Đôn đã tả; không, người ấy nuôi chồng, nuôi con, là vì phận-sự, vì nghĩa-vụ, không ham muốn, không mong-ước, vì ai chứ ông Tú Xương, thì cả năm đến tối, chỉ một việc ăn chơi, nay đây, mai đó, ông có thiết gì đến sự học-hành.

VII- Một vị Thiên-thần

Sau khi ông Tú đã tiêu hoang cái hương-hỏa sơ-sài của cụ thân-sinh để lại cho phần riêng ông, thì bà Tú phải ra công chu-cấp cho tất cả gia-đình. Bây giờ không còn mong nhờ lấy một chút hoa-lợi gì nữa, thì những cái ăn, cái mặc, cái dạy-dỗ đàn con, việc làng, việc họ, giỗ kỵ, tết nhất, bà phải trông-nom, lo-lắng hết thảy. Cho đến mỗi khi ông Tú đi thi, ngòai đồ lương-thục, bầu xiểng gánh theo, bà Tú lại còn phải tặng cho ông những món tiền "tiễn chân" để phòng khi cách đò trở giang, đổ gánh chè, bể bánh tráng, chẳng hạn.
Hình như khi lấy nhau, hai người đã làm tờ hợp đồng với nhau, đã cắt riêng phần việc cho nhau, ví-dụ như bà Tú thì lo việc kiếm tiền để tiêu-dụng trong nhà, còn ông Tú thì giữ việc...đi chơi. Chỉ có thế, ông mới tự-đắc và ích-kỷ tuyên-bố rằng :

Phải, công-việc của ai nấy lo. Việc ông, ông làm, thế nào xong, mặc kệ ông. Còn việc bà, đấy! bà phải lo-liệu lấy :
...Kiếm cả tiền để ông đánh cờ, phỗng kiệu, thậm chí để ông đem vãi ở xóm chị em, trong khi cao-hứng, khi vì tình, vì rượu, vì thơ, ông đã dở mê dở tỉnh!...Thế rồi xong cuộc truy-hoan, tan sòng đen-đỏ, ông trở về nhà, tiền hết sạch, bệnh mang vào, bà Tú lại chạy thầy, chạy thuốc, săn-sóc cho chồng, không bao giờ hở môi than-van một tiếng.
Khi ấy, bè-bạn xa dần, ở bên giường, chỉ còn bà Tú lo-lắng, ngồi thức suốt khắc thâu canh, cứ nửa đêm ra đặt bàn giữa sân, hương, đèn, hoa, chuối, rồi lẳng-lặng, kính cẩn, chân-thành, bà khấn-vái trời đất, cầu cho ông Tú mau bớt bệnh.
Nén tâm-hương-nguyện ấy bằng mười thuốc thánh bùa tiên. Trên giường bệnh, ông Tú vẳng nghe lời cầu-khẩn tha-thiết và ngây thơ của kẻ tình-chung, ở giữa trời đêm im-lặng, bất giác một giọt nước mắt nóng-sốt tràn lên mí mắt; nhà thi-sĩ thấy khoan-khoái trong lòng.
Có khi ham theo thú vui hay là bận công-việc ở phương xa, suốt năm ông không về, mãi đến ngày Tết mới lò-mò vác ô về xông nhà, thì ông đã thấy :
của các cậu bé, trong khi bà Tú đang chăm-chú treo một bức tranh mới mua hồi chiều ở hàng Mã chợ Vị-hoàng :
Ở căn giữa, đã bày la-liệt những đồ cúng Hành-khiến; khói hương vừa thắp, bốc lên nghi-ngút ám mờ những ngọn đèn dầu lạc phập-phồng trong mấy đĩa đất nung xanh.trên chiếc ghế hương-trát, ngay dưới bức tranh quệt-quạc kia, một chậu thủy-tiên sành nho-nhỏ những chồi non đã rẽ cát hú lên, như còn ngơ-ngác với chỗ xán-lạn ngạt-ngào! Chung quanh, hình như bao-bọc một bầu không-khí ấm-áp, đằm-thắm yêu-thương, khác hẳn với cảnh lưu-lạc giang-hồ trong mấy tháng đã qua. Bà Tú đã bảo Bột hay Bành lấy nửa bầu rượu để riêng không cúng, đem dọn cho ông.
Rồi bà Tú bày ra trước mặt chồng một tập giấy hồng đơn, nhấp-nháy vô số chấm nhũ-kim. Uông hay Bái gì đấy đã mài sẵn một nghiên mực đầy và mum cái quản bút to nhất, thường ông Tú cất tận trên bàn thờ, sau chiếc bài-vị của cụ tự thừa. Bỗng ông Tú ngừng chén rượu mới cất lên, xây lại hỏi bà Tú.Bà chỉ vào hai cột chính ở giữa, mải còn trơ mặt gỗ đen xám, nhiều chỗ lớn đã bị mọt ăn làm nhiều lỗ thủng trắng phao. Ông cả cười, trải giấy ra, viết vào hai vế đối. Công việc mau lắm, chỉ trong chốc-lát là xong.Ông trương lên cho bà Tú xem và hỏi ý-kiến bà. Bà đọc qua, nhìn chồng, rồi một nụ cười tươi sung-sướng nở trên cặp môi son không sáp. Ông Tú cũng nhìn vợ, nhìn như nhìn một người lạ, xưa nay chưa từng biết mặt, rồi bỗng nhiên, không hiểu vì sao, ông thấy bà đẹp-đẽ bội phần, tươi-tắn hơn cả các cô ả ở hàng Thao hoặc phố mới mà hằng ngày ông thường bắt hát những bài "Nợ phong-lưu" hay "Nhân sinh thích chí" của ông. Phải chăng là vì ông ham-mê trăng gió, giang-hồ, lâu ngày không nhìn đến mặt vợ hóa quên ? Câu đối ấy là câu đã in trên con số mục thứ nhất để tiêu-biểu cho cái lãng-mạn của ông :
Lại có lúc ông ăn-chơi quá độ ở chốn phồn-hoa, sau những cuộc "vui ra phá", sau những :
Bỗng ông chạnh nhớ đến người hiu-quạnh, lam-lũ suốt đời không biết cái thú gì, ông tự lấy làm đê-hèn, ích-kỷ, vội-vàng khăn gói ra về. Có lẽ trong đời ông, chỉ có lúc ấy là ông thấy mình đầy tội, và có ý rụt-rè, kiêng-nể vợ. Nhưng ở trước sân, ông Tú lại đã thấy bà Tú vui-tươi, mừng thấy mặt chồng, chớ không trách chồng vì lâu ngày vắng mặt. Bấy giờ ông Tú cảm-động quá. Lòng khâm-phục lại càng tăng khối yêu-thương. Ông bắt tay vợ. Hai người nhìn nhau, như một cặp uyên-ương sắp-sửa vào giờ hợp cẩn. Rồi ông Tú ngậm-ngùi ngâm bài thơ "Tặng Bà Tú", cái bài nhờ đó mà danh thơm bà, nghìn năm sau vẫn còn lưu lại với thế-gian :
Lúc bấy giờ bà Tú hiểu ngay là đức phu-quân muốn hối-quá. Bà thấu cái chỗ ông Tú vẫn biết ơn mình. Rồi bà quên hết cả mọi sự lao-lực hàng ngày, sung-sướng rằng được một ông chồng, xem bộ bạc bẽo, nhưng vẫn rất có tình. Khi ông Tú đọc hết hai câu cuối, bà sẽ đưa mắt nguýt yêu ông, cười tình, tỏ ý khiêm tốn, không nhận công. Nhưng ở trong hai mắt bà, thoắt sáng quắc lên, ông nhác thấy mối tự đắc chính-đáng, mối ái-tình hăng hái, mối hạnh-phúc vô hạn của bà.
Những lúc ấy chắc hẳn là những lúc sung-sướng nhất trong quãng đời nặng-nhọc vất-vả của bà Tú. Nhưng than ôi! Nó ít ỏi làm sao! ngắn-ngủi làm sao! Vì tiếng gọi của cảnh giang-hồ lãng-mạn, không bao lâu, đã khêu gợi cho lòng nhà thi-sĩ phiêu-lưu, những mối nhớ nhung, xa xăm, đâu đâu, ông lại cất bước ra đi! Phê bình thân-thế bà Tú Xương, tôi tưởng câu này không phải là quá đáng: Bà tú Xương không phải là một người đàn bà. Bà là một vị thiên-thần trời sai xuống, không phải để giúp ông Vị-xuyên trên bước đường danh lợi; mà để cho nước Việt-nam một nhà đại thì-hào.
Sau khi nhe tin bà mất trong năm 1931, ông Á-nam Trần tuấn Khải có làm một bài thi viếng. Bài thi ấy như sau :

VIII- Ông Tú Xương với ngày tết

Theo tục-lệ xưa, đã là thi-nhân thì thế nào đến ngày Tết cũng phải có một vài bài hoặc tức cảnh, hoặc tự-trào, tự thuật gì gì, gọi là làm một kế toán niên-để, một cuộc thẩm-xét lại những việc đã qua, một sự đoái trông con đường dĩ-vãng. Thơ Tú Xương về Tết lại có phần nhiều hơn hết các thi-gia khác nữa. Và phần nhiều những thơ ấy đều chế-diễu cái nghèo xơ-xác của thi-sĩ, những cái rởm, những cái vô vị của tục-lệ ngày Tết.
Trong khi về dịp Tết, người thiên-hạ, giàu-sang cho chí nghèo nàn, đều đua nhau sắm-sửa tưng bừng, một bên để trưng bày, để trải rộng cái phú-quí của mình, một bên để bớt miệng tiếng, mong sao cho người khác khỏi dòm vào mà cười mình hương tàn khói lạnh, thì thi-sĩ chỉ ngồi khoanh tay mà hẹn mình đến Tết năm khác mà thôi!Thi-sĩ chỉ còn biết đem cái kiết-xác của mình ra mà chế-diễu :

Cái đã là một cái quốc-phong, thì phải thế nào kia, có đâu vô vị đến thế, nhất là từ khi xứ Việt-nam dưới quyền bảo của nước Pháp, phải ăn những hai cái tết : Tết tây và Tết ta! Nhà nho sĩ thuở bấy giờ, một lòng trung quân, đợi cho Triều-đình Huế làm lễ ban sóc, ban lịch ra khắp xứ, mới chịu nhìn nhận cái tết, cho nên thi-nhân đã từng nói :
Trong ấy " tức là trong Huế, trong nhà vua". Nhưng mà mọi nhà đón rước cái xuân ấy ra thế nào ?
Cảnh-tượng Tết như thế, khiến cho ai nặng lòng cố quốc, nặng mối ưu hoài, tất cũng phải chép miệng mà than :
Nhưng mà tục-lệ đã là thế, đã gồm toàn những cái rởm như thế cả, thì thi-sĩ đến hết cười người ta rồi cũng chỉ trở lại cười nốt mình nữa mà thôi :
Như trên kia đã nói, trong dịp Tết, thiên-hạ đua nhau sắm-sửa, làm mứt làm món, gói bánh, gói trái, thi-nhân nghèo kiết xác kiết-xơ, lấy đâu mà sắm-sửa, mà mứt món. Nhưng mà làm sao cũng phải có thức gì, không có họ cười cho. Âu là cởi áo ra, bắt rận mà làm mứt cho xong, xem nó có ngon hơn được kẹo chú khách Triều-châu, hay bánh của bà Hành Tụ bán ngoài phố không ?
Một người nghèo túng, không biết sắm gì, đến phải bắt rận ra làm mứt, rồi còn tính đem thứ mứt đặc biệt ấy, rưới thêm vào, như người ta thường làm khéo cho các món mứt của họ, để mở ngôi hàng mà bán, thật đã là một người ngạo đời xuất chúng. Thảo nào mà người ấy chẳng chúc tết bằng bốn bài thơ mà các bạn đã đọc ở mục trên :
| |
Chú thích: