Chinh phụ ngâm

Chú-thích

Tôi mượn tạm phần thơ văn từ trang nhà Va(n Ho.c Vie^.t Nam của anh Trần văn Trác trong khi chờ đợi thân nhân bên Việt-Nam sẽ đem qua một ấn phẩm của nhà sách Tân-Việt (link đầu tiên trong mục: OTHER LINKS:). Tôi sẽ trình bầy áng văn này theo cùng thể-thức như những truyện bằng thơ khác; nghiã là sau phần thơ văn sẽ có phần chú-thích những chữ khó.
Phần đóng góp của tôi về tác phẩm này sẽ rất khiêm nhường (chú-thích các chữ khó). Xin quý vị xem công-trình của anh Trác để thưởng thức văn-chương của tiền-nhân cũng như sự sưu-tập công phu của anh Trác.
Sau đây là tiểu-sử của Đặng-trần-Côn, và Đoàn-thị-Điểm từ quyển "Chinh-phụ ngâm-khúc"; do nhà nhà xuất-bản Tân-Việt (235 Phan-thanh-Giản), Sài-Gòn in theo giấy phép số 3524, B.T.T. (Bộ thông tin, 1968).
Tiểu-sử Đặng Trần Côn (1715 ? -1745)

Đặng trần Côn tiên-sinh người làng Nhân-mục ( tục gọi là làng Mọc ) huyện Thanh-trì, tỉnh Hà-đông. Tiên-sinh sinh đời Lê Dụ-tông, trong buổi Trịnh Cương xưng chúa, cầm quyền, phong tước An Đô-vương.
Lúc bấy giờ trong thành Thăng-long thường có hỏa-hoạn có lệnh cấm lửa, mà tiên-sinh hiếu-học lắm, phải đào hầm chong đèn mà học suốt canh khuya ; tiên-sinh ưa ngâm vịnh, nghe bà Đoàn thị Điểm hay chữ, hay thơ, bèn làm một bài thơ đến yết-kiến bà. Bà xem thơ, cười mà bảo rằng: nên học thêm sẽ làm thơ ; tiên-sinh lấy làm thẹn, về ra sức nghiên-tinh đàn-tứ, sau thi đỗ chức Hương-cống ( cử-nhân ) và vẫn chăm học, tay không hề rời quyển sách.
Đầu niên-hiệu Cảnh-Hưng ( 1740-1786 ) đời Hậu Lê gặp buổi binh-cách, lính thú đi chinh-thú nhiều nơi, đã diễn ra lắm nỗi biệt-ly đau đớn, tiên-sinh cảm-xúc làm bài "Chinh-phụ ngâm ", theo thể thơ xưa (Cổ-nhạc phủ) từ-điệu thanh-tao và phiêu-dật lâm-ly, đem đưa ông Ngô Thì Sĩ xem. Ông Sĩ đọc xong rất thán phục mà nói rằng : "Như bài này thì đã áp-đảo được lão Ngô này rồi". Sau tiên-sinh lại đưa cho Đoàn thị Điểm xem, bà khen hay và đem diễn nôm điệu song-thất lục-bát, lại đưa tiên-sinh xem, tiên-sinh rất kinh tài miệng gấm lòng thêu của bà, chịu tôn bà làm bậc sư-bá.
Bài " Chinh-phụ ngâm " truyền tụng khắp trong nước, lan đến bên Tàu, cũng phải khen tài thanh-nghệ-luật của tiên-sinh . Quả thật như vậy, thơ tiên-sinh cổ thể, cận thể đã học đúng và đủ các phép, cho nên thi-phái đời Hậu Lê nhờ tiên-sinh dìu-dắt mà chấn hưng nhiều.
Về sau tiên-sinh làm chức Huấn-đạo rồi lần hồi thăng đến chức Ngự-sử Đài . Tính tiên-sinh rất khoáng-dật, thích ngao-du với trăng gió rượu trà; ngoài bài "Chinh-phụ ngâm" còn lắm bài thơ phú khác, như đề "Tiêu tương bát cảnh" , "Trương Hàn tư thuần lư", "Trương Lương bố y", "Khấu môn thanh "v.v...
Tiểu-sử bà Đoàn Thị Điểm (1705-1748) Bà Điểm nguyên họ Đoàn, lấy chồng họ Nguyễn, lại theo họ chồng thường gọi là Nguyễn thị Điểm (người làng Hiếu-phạm, huyện Văn-giang, tỉnh Bắc-ninh, em gái ông Giám-sinh (tiến-sĩ) Đoàn Luân ) biệt-hiệu là Hồng Hà nữ-sĩ, sinh về đầu thế-kỷ XVIII đời Lê. Tư-chất bà rất thông-minh, từ năm lên sáu tuổi đã học đến Sử-ký.Tiểu-sử Một hôm ông Luân lấy chữ Sử-ký Hán Cao-tổ ra cho bà một câu nguyên-văn :"Bạch xà đương đạo, Quí bạt kiếm nhi trảm chi" ( Con rắn trắng đón đường, ông Quí rút gươm mà chém đấy) . Bà liền lấy một câu nguyên văn ở Sử-ký, điển ông Vũ đời Thuấn mà đối rằng : " Hoàng long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết" (Con rồng vàng đội chiếc thuyền, ông Vũ trông trời mà than rằng ).
Đối như vậy mỗi chữ xứng nhau, lại dùng cả chữ ở nguyên-văn Sử-ký. Lại một hôm, bà soi gương, ông Luân ra câu đối rằng: "Đối kỉnh họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm : Soi gương vẽ mày, một chấm hóa ra hai chấm). Câu này có chữ điểm nghĩa là chấm, lại là tên của bà.
Bà đối lại ngay rằng : "Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân (Đến ao xem trăng, một vành hiện ra hai vành). Chữ luân là vành lại là tên ông Luân ; Đối có tài và lanh, thật đáng gọi là tiên-phận thiên-tài khá cao vậy.
Khi có sứ Tàu sang, bà giả làm người bán quán ; sứ Tàu vào uống rượu thấy bà đang biên sổ, lại thấy ở cột quán rượu có lắm câu đối hay, và bên ghế bà ngồi có nhiều sách vở, mới ra cho bà một câu đối rằng: "An-nam nhất thốn-thổ, bất tri kỷ nhân canh" (An-nam một tấc đất , chẳng biết mấy người cày) - có ý xấc ngạo và ghẹo chọc . Bà đối ngay rằng: "Bắc-quốc chư đại phu giai do thử đồ xuất" (Nước Bắc (tàu) các vị Đại-phu thảy do đường ấy mà ra cả).
Bà cũng đáp lời phúng-thích lại chẳng chịu kém ý lời ra đối. Các sứ-giả chịu tài và cũng lấy làm thẹn.
Bà có tài học cao-siêu nên phải ở nơi địa-vị kén chồng, muốn kén cả người có đủ tài ba và môn-hộ tương-đương, nên đã lâu không có người vừa ý. Sau bà đã ba mươi tuổi, mới kết duyên làm thứ-thất ông Nguyễn Kiều, làm quan Thượng-thư hiệu là Hạo Hiên, cùng nhau ở chốn khuê-phòng yêu-kính đáng gọi là " tương kính như tân ".
Khi ông mất, học trò ông theo học với bà ; bà mở trường dạy học, mãi đến bảy mươi tuổi mới từ trần.
Bà có soạn tập "Tục truyền kỳ" và diễn nôm bài " Chinh-phụ ngâm " này.


1- Thuở trời đất nổi cơn gió bụi ... (1 -4)
2- Xếp bút nghiên theo việc đao cung ...(5 -24)
3- Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai ... (25 - 64)
4- Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon ... (65 -88)
Thơ văn đoạn trên
5- Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây ... (89 -112)
6- Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ ...(113 -176)
Thơ văn đoạn trên
7- Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai ? (177 - 240)
8- Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi ... (241 - 292)
Thơ văn đoạn trên
9- Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong (293 -336)
10- Sợ khi mái tóc điểm sương cũng ngừng ... (337 - 372)
Thơ văn đoạn trên
11- Tiếng khải ca trở lại thần kinh .... (373 -392)
12- Giữ gìn nhau vui thuở thái bình ... (393 -412)
Thơ văn đoạn trên