Lục-Vân-Tiên


Tôi dùng quyển "Lục Vân Tiên" của nhà xuất-bản Tân-Việt, tại 235 Phan-thanh-Giản (Sài-Gòn) , in năm 1973, để làm trang nhà này. Tôi lược bỏ một số chi tiết về phần tiểu-sử vì quá dài.

Tiểu-sử Đồ-Chiểu:

Cụ Nguyễn-đình-Chiểu, tự Mạnh-Trạch, hiệu Trọng-Phủ (sau khi mù lấy hiệu Hối Trai), sinh ngày 12, tháng 5, năm Nhâm ngọ ( 1er juillet 1822), ở làng Tân-Khánh, tổng Bình-trị thượng, huyện Bình-Dương, phủ Tân-Bình, tỉnh Gia-Định. Cụ mất ngày 24 tháng 5, năm mậu-tý (3 juillet 1888) ở làng An-đức, tổng Bảo-An, quận Ba-tri, tỉnh Bến-Tre.
Cha là Nguyễn-đình-Huy, mẹ là Trương-thị-Thiệt. Ông là con cả của bà Thiệt, tuy vậy thuộc dòng thứ của ông Huy. Dòng chính của ông Huy với bà Phan-thị-Hữu có 2 con: Đình-Lân và Thị-Phu. Bà họ Trương có 7 con: các em của ông Đình-Chiểu là Thị-Thục, Thị-Nữ, Thị-Thành; Đình-Tựu, Đình-Tự, và Đình-Huân.
Ông đỗ tú-tài trong kỳ thi hương 1843 tãi Gia-Dịnh. Năm 24 tuổi ông ra Huế để thi hội. đọc đường nghe tin mẹ mất (10 December 1848) ông phải trở về cư tang. Trên đường về ông bị bệnh, mù hai mắt. Ông học được nghề thuốc từ thầy thuốc Trung. Năm sau về đến nhà ông dạy học, sĩ-tử rất đông.
Truyện "Lục-vân-tiên" và "Dương từ hà mậu" có lẽ được làm ra trong thờ kỳ này. Trong đám học trò, có Lê-Tăng-Quýnh, kính yêu và cám cảnh của thầy "Đồ Chiểu", đã xin cha mẹ gả em gái của mình là Lê thị Điền cho thầy.
Năm 1858, Pháp chiếm thành Gia-Định, ông phải về quê vợ ở Cần-Giuộc, Chợ-Lớn. Truyện "Ngư tiều vấn đáp" có lẽ được làm ra trong giai đoạn này.
Năm 1861, Pháp chiếm Cần-Giuộc, ông trôi nổi tới Ba-Tri xa xôi hẻo lánh. Năm 1867, cụ Phan-thanh-Giản tuẫn-tiết cũng là năm truyện Lục-vân-tiên được in ra bằng chữ quốc-ngữ do tay một người pháp là G. Janeau sao-lục và chú-thích. Cụ cũng như đa số văn-thân thời ấy không thích chữ quốc-ngữ.
Năm 1883, tham-biện chủ tỉnh Bén-Tre, đến viếng tiên-sinh để cầu nhuận chính bản "Lục-vân-tiên"; khi về có ghi vào báo "L' Independant de Saigon" ( 17 juìllet 1883).
"Cụ Đồ Chiểu nằm trên giường vì đang cơn bệnh nặng. Người ta đã lén tôi mà cho cụ hay trước sự tôi đến, nên cu muốn chỗi dậy tiếp tôi. Biết thế, tôi bèn đi thẳng vào buồng cụ thì vừa khi cụ bước ra phòng khách, có hai người dìu đỡ. Cụ đồ là một ông già cao lớn, đẹp đẽ, gương mặt trầm tĩnh xanh-xao, đầy vẻ cao-nhã. Lời nói của cụ rất thanh-tao trôi-chảy và tôi nghe cụ được rõ ràng đầy đủ. Về phần tôi thì khác hẳn, cụ không nghe đặng tôi vì cụ đã điếc. Chỉ có đôi ba người quen gần cụ là có thể nói cho cũ nghe hiểu. Sau câu chuyện về sức khoẻ của cụ, tôi đề cập đến việc quan trọng của tôi nhưng không hi-vọng thành công. Cu Đồ Chiểu tỏ thật với tôi rằng sức khoẻ và trí nhớ của cụ đã giảm, thêm phần khó cho cụ trong việc nhuận chính bản thơ "Lục vân tiên". Tôi bèn bàn với cụ để cho những người đã quen với cái thính quan của cụ ngâm thơ "Lục vân tiên" theo một bản in của người Tàu, rồi cụ chỉ những câu thừa nên bỏ, những câu trật nên sửa và những câu bị bớt nên thêm vào. Cụ nhận làm cái công việc nhọc-nhằn ấy.
Rồi tôi tặng cụ một quyển "Lục vân tiên" chữ nôm rất đẹp. Cụ muốn cảm ơn tôi theo lễ tục Viêt-Nam. Tôi bèn nhờ người nói lại rằng giữa cụ và tôi không nên giữ lễ, tôi còn trẻ, không dám làm phiền cụ điều chi hơn là xin cụ đối đãi với tôi như một bậc lão thành thông-thái tiếp một người bạn ngoại-quốc rất hâm-mộ cụ.
Giao-kết xong rồi, tôi tiếp tục hầu chuyện cùng cụ. Thật cụ là một tinh-thần thanh cao và rất mực khiêm tốn. Cụ nói với tôi rằng cụ rất đỗi ngạc-nhiên mà thấy ngày nay người ta để ý tới cụ; và trước khi tôi nói với cụ điều gì (vả lại điều đó tôi cũng không muốn nói), cụ đã hiểu ý. Cu bảo tôi rằng cụ lấy làm vinh hạnh được người đời chú trọng tới văn phẩm của cụ và chiếu cố tới thân phận cụ. Ngoài ra cụ khước từ tất cả các món tưởng lệ bằng tiền bạc. Đời sống của cụ cũng đầy đủ và chút thanh danh mà người đời bao quanh tên tuổi của cụ cũng đủ làm cho cụ thỏa mãn rồi.

Truyện Lục-Vân-Tiên có thể chia làm 21 đoạn như sau:
1/- Vân-Tiên tạ thầy xin về đi thi.
2/- Vân-Tiên lên đường gặp lũ sơn-đài.
3/- Vân-Tiên cứu Kiều-Nguyệt-Nga.
Thơ văn đoạn trên
4/- Nguyệt-Nga về Hà-Khê.
5/- Vân-Tiên đi thi.
6/- Vân-Tiên để Hớn-Minh đi trước, mình về thăm nhà đã.
Thơ văn đoạn trên
7/- Vân-Tiên ra đi thi, ghé Võ-công gặp bạn.
8/- Vân-Tiên từ tạ Võ công, Thể-Loan. Lên đường ra kinh; gặp Vương-Tử-Trực, Trịnh-Hâm, Bùi-Kiệm.
Thơ văn đoạn trên
9/- Vân-Tiên được tin mẹ chết, quày quả tỡ về.
10/- Trịnh-Hâm hại Vân-Tiên, trói tiểu-đồng trong rừng; xô Vân-Tiên xuống sông.
Thơ văn đoạn trên
11/- Ngư ông vớt Vân-Tiên lên, đưa về nhà Võ công.
12/- Võ công giả đưa về Đông-Thành, đem Vân-Tiên bỏ trong hang Thương tòng.
Thơ văn đoạn trên
13/- Du-thần cứu ra khỏi hang, gặp lão tiều cõng Vân-Tiên về nhà.
14/- Hơn-Minh đem Vân-Tiên về chùa.
Thơ văn đoạn trên
15/- Nguyệt-Nga nghe tin Vân-Tiên mất buồn rầu khóc than.
16/- Thái-sư đi nói Nguyệt-Nga cho con không được, nên oán mà xin vua đòi đi cống Hồ.
Thơ văn đoạn trên
17/- Nguyệt-Nga nhảy xuống sông, nhờ Quan-Âm đem vô bờ; vào vườn gặp Búi ông đem về nuôi; bị Bùi-Kiêm dỗ ngon dỗ ngọt.
18/- Nguyệt-Nga trốn họ Bùi; gặp lão bà đem về nuôi.
Thơ văn đoạn trên
19/- Vân-Tiên nhờ thuốc tiên sáng mắt, bỏ chùa; giã từ Hớn-Minh đi về thăm cha.
20/- Vân-Tiên thi đậu trạng-Nguyên; vua sai đi dẹp giặc với Hớn-Minh.
21/- Vân-Tiên gặp Nguyệt-Nga, về tâu vua_ ơn đền oán trả, rồi về vinh qui cưới Nguyệt-Nga.
Thơ văn đoạn trên
|